Get the Flash Player to see this player.
Tin tức - Sự kiện » Tin khuyến nông
Cách nhận dạng bệnh lùn sọc đen khi ở dạng ẩn và khi bùng phát - 25/09/2012
Hỏi:Triệu chứng của bệnh lùn sọc đen khi ở dạng ẩn và khi bùng phát?
Tác nhân gây bệnh lùn sọc đen hại lúa là virus lùn sọc đen phương Nam (Southern Rice Black Streaked Dwarf Virus - SRBSDV) thuộc nhóm Fijivirus-2, họ Reoviridae và rầy lưng trắng (Sogatella furcifera) là môi giới lây truyền virus này. Việt Nam là nước thứ 2 sau Trung Quốc loại virus này xuất hiện và gây hại phổ biến từ năm 2001 tới nay.
Bệnh đã ở dạng tiềm ẩn thì không thể có triệu chứng nhìn thấy được. Khi bệnh xuất hiện thì có những biểu hiện nhận biết như sau:
* Triệu chứng của cây lúa bị bệnh lùn sọc đen:


Cây lúa bị bệnh có triệu chứng chung là thấp lùn, lá xanh đậm hơn bình thường. Lá lúa bị bệnh có thể xoăn ở đầu lá hoặc toàn bộ lá. Gân lá ở mặt sau bị sưng lên. Khi cây còn non gân chính trên bẹ lá cũng bị sưng phồng. Từ giai đoạn làm đòng và khi lúa có lóng, cây bị bệnh thường nảy chồi trên đốt thân và mọc nhiều dễ bất định. Trên bẹ và lóng thân xuất hiện nhiều u sáp và sọc đen. Bị bệnh nặng cây lúa không trỗ bông được hoặc trỗ bông không thoát và hạt thường bị đen.
* Triệu chứng bệnh lùn sọc đen trên cây ngô:


Biểu hiện cây thấp, mọc thêm nhánh phụ, rễ ngắn, thâm nâu, ra rễ trên thân, lá vàng, xoắn đầu, có u sần màu trắng, đen ở đốt thân, gân mặt sau lá, bẹ lá: trỗ nghẹn hạt lép. Khi bệnh đã bén ở cây thì sẽ làm cho cây sinh trưởng chậm, có thể bị chết sớm, năng suất thấp, nhiễm nặng thì không cho thu hoạch.
Trước tình hình bệnh lùn sọc đen hại lúa phát sinh tại nhiều tỉnh, thành phố trong cả nước và đang có diễn biến phức tạp, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã sớm ban hành Thông tư hướng dẫn biện pháp phòng trừ căn bệnh nguy hiểm gây hại cho nông nghiệp.
* Cách phòng bệnh lùn sọc đen:
- Vệ sinh đồng ruộng bằng cách cày vùi gốc rạ để diệt lúa chét, lúa tái sinh, dọn sạch cỏ bờ ruộng, mương dẫn nước, đốt dọn tàn dư thực vật từ cây ngô
- Bảo vệ mạ bằng cách thực hiện gieo mạ có che ny lông để kết hợp chắn rầy với chống rét trong vụ Đông Xuân, không gieo mạ ở những ruộng vụ trước có bệnh.
- Ở những địa bàn vụ trước lúa bị bệnh lùn sọc đen, xử lý hạt giống bằng thuốc hóa học hoặc sinh học để tạo sức đề kháng của cây mạ đối với rầy và tiến hành phun thuốc trừ rầy cho mạ, dùng thuốc nội hấp.
* Biện pháp trừ bệnh
- Khi lúa ở giai đoạn từ gieo cấy - đứng cái xuất hiện bệnh, bà con cần nhổ, vùi những cây lúa bị bệnh, cấy dặm cây lúa khỏe. Phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc nội hấp trên ruộng bị bệnh và những ruộng xung quanh. Chăm sóc để cây lúa mau chóng phục hồi: bón cân đối N-P-K, lưu ý không bón thừa đạm; khi lúa chưa phục hồi ra lá mới, chỉ nên bón lân và kali.
- Trong giai đoạn lúa từ phân hóa đòng trở đi, cần thường xuyên quan sát kỹ ruộng bị bệnh lùn sọc đen để phát hiện rầy lưng trắng, khi phát hiện có rầy lưng trắng tiến hành ngay phun thuốc trừ rầy ở ruộng đó và các ruộng xung quanh, sử dụng loại thuốc theo thời kỳ sinh trưởng của cây lúa. Giai đoạn lúa phân hóa đòng - trỗ dùng thuốc trừ rầy nội hấp hoặc thuốc trừ rầy tiếp xúc, hoặc kết hợp.
- Việc tiêu hủy cả ruộng lúa bị bệnh chỉ thực hiện khi ruộng lúa không còn khả năng cho năng suất (nhiễm nặng, khó phục hồi được). Trước khi tiêu hủy phun thuốc trừ rầy bằng loại thuốc tiếp xúc. Tiêu hủy và tiến hành cấy, gieo thẳng lại nếu còn thời vụ, nếu hết thời vụ trồng cây khác (ngoại trừ ngô) thay lúa nếu điều kiện cho phép.
 
Theo Chi cục BVTV Phú Thọ
 
Các bài viết mới
  Nghệ An quản lý bệnh chồi cỏ hại mía - ()
  Kontum: Tiêu huỷ cây mỳ nhiễm rệp sáp bột hồng - ()
  Tọa đàm Tư vấn kỹ thuật chăm sóc và phòng bệnh cho cây mì tại ... - ()
  Chanh bị thiệt hại nặng vì sâu đục vỏ trái - ()
  Kết luận của Phó Cục trưởng Nguyễn Hữu Huân tại hội thảo chuyên đề “Bệnh ... - ()
  Tình hình sinh vật hại lúa các tỉnh phía Nam - ()
  Vụ thu đông và đông xuân 2012-2013: Cảnh giác với bệnh đạo ôn - ()
  Kỹ thuật chế biến tiêu và bảo quản tiêu trắng quy mô nông hộ - ()
  Trồng đậu xanh trên ruộng lúa - ()
  Thoát nghèo nhờ hành lá - ()
Các bài viết khác
  Phòng trừ sâu đục thân hại mía - ()
  DỰ BÁO SÂU BỆNH TUẦN TỪ 27/8 - 2/9 - ()
  Bảo vệ vườn cây ăn trái mùa mưa lũ - ()
  Giới thiệu sản phầm Thuốc Trừ sâu Sinh học: MUSKARDIN - ()
  Kinh Nghiệm Trồng Bưởi Da Xanh - ()
  TRỒNG MÍT NGHỆ THÁI - ()
  Ông Nguyễn Văn Ngộ kiên trì với ổi xá lỵ nghệ - ()
  Kỹ thuật trồng cam sành nghịch vụ - ()
  Trồng Bưởi Da Xanh - ()
  Ông Trần Thanh Tùng với vườn quýt hồng trên Núi Cấm - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Lễ ra mắt Logo CPC
Lễ ra mắt Logo CPC
Molucide 6G
Cajet M10
Logo CPC phần ý nghĩa
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss