Get the Flash Player to see this player.
Bác sĩ cây trông » Sâu bệnh
Phòng trừ bệnh hại Dưa Hấu - 20/07/2012
Công tác phòng trừ bệnh khi trồng dưa hấu có vai trò hết sức quan trọng. Có 9 bệnh thường gặp trên dưa hấu là Bệnh đốm lá - chảy nhựa thân, Bệnh đốm phấn - sương mai, Bệnh ghẻ, Bệnh héo cây con - héo khô, Bệnh héo vi khuẩn - đốm góc cạnh, Bệnh khảm, Bệnh phấn trắng, Bệnh thán thư - đén và Bệnh thối rễ - héo dây.
1-Bệnh đốm lá, chảy nhựa thân
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Đây là bệnh khá quan trọng và thường gây ra hiện tượng ”chạy dây” nhất là trên dưa hấu. Nông dân thường gọi là bệnh ”bã trầu”. Bệnh thường xuất hiện trên dưa hấu, dưa gang và dưa leo.
 -Trên dưa hấu:
Trên lá: đốm bệnh không đều đặn và lan rộng dần, kích thước khoảng 1-2 cm hoặc lớn hơn, lúc đầu là đốm úng nước, sau đó sẽ khô lại và có màu nâu nhạt. Bệnh thường xuất hiện từ bìa lá lan vào, theo những mảng hình vòng cung, trong đó có các vòng đồng tâm nâu sậm, sau đó, đốm có màu nâu đen với các vòng đen đồng tâm, lá bị cháy. Tâm vết bệnh có nhiều bào nang có miệng, còn được gọi là quả thể (thể sinh sản hữu tính của nấm gây bệnh là perithecia) tạo thành các đốm đen bằng đầu kim.
Triệu chứng nứt thân chảy nhựa dưa hấu (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT) 
           
Trên thân: nhất là trên nhánh thân có hình bầu dục, màu xám trắng, kích thước khoảng 1 - 2 cm, đốm hơi lõm, làm khuyết một bên thân hay nhánh. Trên vùng bệnh, nhựa màu nâu đỏ ứa ra thành giọt, sau cùng đổi thành màu nâu đen và khô cứng lại. Nơi vùng bệnh, vỏ thân có thể bị nứt nẻ, trên đó cũng có mang nhiều quả thể nấm màu đen và nhỏ. Bệnh làm héo dây hay héo nhánh.
Trên trái: lúc đầu có những đốm nhũn nước, sau đó, đốm bệnh khô, có màu nâu và bị nứt nẽ.
-Trên dưa leo:
Trên lá: có những vết bệnh to, màu trắng xám, có dạng tròn hoặc dạng góc cạnh không đều. Vết bệnh có viền màu nâu nhạt, xuất hiện nhiều ở bìa lá.
Trên thân: có nhiều vết màu trắng xám xuất hiện ở các đốt thân dưa và sau đó, phần trên của đốt bị chết khô.
Bệnh lây lan nhanh, nếu không trị bệnh kịp thời, cả ruộng có thể bị cháy.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Mycosphaerella melonis (Passerini) Chui và Walker (M. citrullina (C. O. Smith) Grossenbacher).
Mầm bệnh có thể lây lan ở hai dạng sinh sản: vô tính và hữu tính.
Ở giai đoạn sinh sản vô tính, có các túi đài (pycnidia) màu đen, hình cầu với đường kính thay đổi khoảng 60 - 330 micron, chúng được thành lập ngay trên bề mặt mô ký chủ.
Túi đài chứa các đính bào tử (conidia), mỗi đính bào tử có 1 - 2 tế bào dạng hình thoi, kích thước 4 - 14 x 1,5 - 7 micron.
Ở giai đoạn sinh sản hữu tính, có các bao nang có miệng, màu đen và dạng hình cầu, đường kính 90 - 230 micron. Bên trong bao nang có chứa nhiều nang (asci).
Nang có hình trụ, không có màu, mọc thành chùm, kích thước 55 - 88 x 6 - 12 micron. Bên trong nang là nang bào tử (ascospores), nang bào tử có hình cái thoi, không màu và gồm hai tế bào, kích thước nang bào tử 8 - 15,5 x 4,5 - 9 micron.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tiêu hủy các cây bệnh và sau mỗi mùa vụ nên hủy bỏ các dư thừa thực vật.
- Khử khô hạt giống.
- Phun Thiophanate methyl nồng độ 0,05 - 0,1% hay phết thuốc vào ngay vết bệnh. Có thể dùng ZinCopper 50WP phun cả cây hoặc phết thuốc lên vết nứt trên thân.
-Thuốc có hiệu quả cao: phun CANAZOLE SUPER 320EC, CAROSAL 50SC, CANTHOMIL 47WP ,thuốc gốc Strobulin
2- Bệnh đốm phấn, sương mai
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh gây hại chủ yếu trên lá. Ở mặt trên lá, đốm bệnh lúc đầu nhỏ, có màu xanh nhạt, sau đó biến dần sang màu vàng rồi màu nâu nhạt và thường bị giới hạn giữa các gân phụ của lá, nên đốm bệnh có dạng hình góc cạnh.
(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Trong điều kiện ẩm ướt, nấm tạo ra lớp phấn màu xám đậm hoặc tím đỏ ở mặt dưới lá nơi có vết bệnh. Lớp phấn này là khối đính bào tử của nấm. Lá bị vàng khi có nhiều đốm, các đốm này sẽ liên kết lại tạo thành những vùng cháy màu nâu nhạt và mô bệnh dễ bị vỡ (rách). Cây nhiễm nặng có thể chết và cho trái kém giá trị.
Trái ít bị tấn công, nhưng trái sẽ nhỏ và có vị nhạt.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Pseudoperonospora cubensis (Berkeley và Curtis) Rostowzew.
Đính bào đài có 3 - 5 lần phân nhánh đôi, không màu, phát triển qua khí khẩu, kích thước 140 - 450 x 5 - 6 micron. Ở đầu mỗi nhánh đính bào đài sinh ra một đính bào tử. Đính bào tử có hình trái chanh núm (có một đầu nhỏ nhô ra dạng núm), gồm một tế bào, kích thước 22 - 30 x 16 - 20 micron. Trong điều kiện ẩm ướt, đính bào tử nẩy mầm thành động bào tử (zoospores). Mỗi đính bào tử sinh ra 6 - 8 động bào tử có hai chiên mao.
Bào tử nấm bệnh đốm phấn (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)
Nấm lây lan chủ yếu do bào tử nấm lây truyền từ vụ này sang vụ khác, từ ruộng này sang ruộng khác. Bệnh xảy ra nghiêm trọng và lây lan nhanh khi trời có nhiều sương.
Ngoài dưa leo, nấm cũng tấn công trên dưa hấu, khổ qua, bầu, bí ... Bệnh đốm phấn trên dưa leo có hơi khác với bệnh đốm phấn trên các cây trồng khác ở chỗ bệnh có thể xảy ra khi trời ấm cũng như khi trời mát. Do đó, ẩm độ là yếu tố quyết định sự phát triển của bệnh này.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tuyển chọn những giống ít nhiễm để trồng.
- Tiêu hủy xác lá cây bệnh, nhất là sau mỗi mùa vụ.
- Làm liếp cao, thóat nước nhanh khi có mưa.
- Tránh để các lá gốc tiếp xúc đất.
- Phun ngừa hay phun sớm khi bệnh chớm phát bằng các loại thuốc: Copper zinc, ở nồng độ 0,2% hay phun hỗn hợp thành phần vôi (1:1:100).
-Thuốc có hiệu quả : CAJET M10-72WP, NUSTAR 40EC, CANAZOLE SUPER 320EC, CANTHOMIL 47WP
3-Bệnh ghẻ
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường xuất hiện trước ở trên lá non, cuống lá và thân.
- Trên lá: đốm bệnh nhỏ, tròn hay hơi có góc cạnh, úng nước, có quầng vàng nhạt bao quanh. Sau đó, đốm bệnh có màu nâu và hoại đi. Triệu chứng trên lá rất dễ lầm với triệu chứng của bệnh đốm góc cạnh (héo vi khuẩn).
- Trên thân: đốm bệnh có hình thoi dài, màu nâu xám hoặc nâu; sau đó, đốm bệnh bị rách, đôi khi có các đính bào tử bao phủ trên đốm bệnh đã ngã sang màu đen.
- Trên trái: trái còn non có đốm nhỏ, màu nâu sậm, lõm vào thịt trái. Trên vết bệnh có tơ và bào tử nấm màu xám xanh, nhựa sẽ ứa ra thành giọt nhầy ở bìa vết bệnh. Khi trái lớn dần, vết bệnh có dạng không đều, kích thước đốm khoảng 2 - 3 mm, màu trắng xám; đôi khi đốm bệnh thủng nứt, giống như thiệt hại do côn trùng gây ra, vết bệnh thối và cứng.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Cladosporium cucumerinum Ellis và Arthur.
Đính bào đài mọc thành chùm, gồm 4 - 6 tế bào (3 - 5 vách ngăn). Đính bào tử chỉ gồm một tế bào có hình bầu dục, đôi khi gồm hai tế bào, màu nâu ô liu, kích thước 5 - 13,8 x 3,1 - 6,2 micron, nhưng thường là: 9 - 10 x 4 - 5 micron, mọc thành chuổi ở đầu của đính bào đài. Nhiệt độ tối hảo cho nấm phát triển là khoảng trên dưới 20oC. Nấm lưu tồn trong xác bã thực vật và có thể hoại sinh trong xác bã thực vật của nhiều loại cây khác được vùi trong đất. Bệnh phát triển nhanh khi nhiệt độ mát và có nhiều sương về đêm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Chọn những giống ít nhiễm bệnh để trồng.
- Nên trồng dưa vào các tháng khô hay những tháng có ẩm độ thấp.
- Tiêu hủy xác bã thực vật sau mỗi mùa vụ.
- Phun ngừa bằng Zineb ở nồng độ 0,25% hoặc Thiophanate methyl (0,05 - 0,1%).
-Có thể phun các loại thuốc khác như ZINCOPPER 50WP, CANAZOLE SUPER 320EC, CANTHOMIL47WP
4-Bệnh héo cây con, héo khô
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh có thể tấn công suốt giai đoạn sinh trưởng của cây, thường gây thiệt hại nặng cho cây con.
- Ở cây con: Cổ thân bị úng và teo tóp lại. Rễ vàng và thối, cây bị ngả ngang nhưng lá vẫn còn xanh tươi, sau đó, lá mới héo dần, làm cây con chết.
- Ở cây lớn: Bệnh xâm nhiễm ở thân, nhất là ở phần gốc thân, làm cho mô vỏ bị thối nâu hoặc nâu đen, viền vùng thối không đều và có màu nâu đỏ, vết bệnh hơi lõm sâu vào và thân bị nứt ra. Lá héo khô rồi rụng dần. Bệnh có thể tấn công trái, làm lở trái.
Bệnh được nhận diện dễ dàng nhờ vào dấu hiệu của bệnh, đó là các sợi nấm và hạch nấm (sclerotes), chúng phát triển ngay trên vết bệnh của gốc thân, lan dần lên thân và vùng đất quanh gốc cây. Rễ thối và thường có màu nâu đỏ.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Rhizoctonia solani Kuhn gây ra, giai đoạn sinh sản hữu tính có tên gọi là Thanatephorus cucumeris, thuộc lớp nấm Đãm (Basidiomycetes).
Đây là loài nấm sống trong đất, có khả năng sống cạnh tranh hoại sinh rất mạnh và tạo hạch. Sợi nấm và hạch nấm là hai dạng lưu tồn và lây lan chủ yếu của mầm bệnh.
Sợi nấm màu trắng, có vách ngăn và đường kính khoảng 3 - 17 micron, tỉ lệ chiều dài và đường kính của sợi nấm là 5:1. Sợi nấm phát triển theo cách phân nhánh vuông góc, sợi nấm con thắt lại ở điểm kết hợp với sợi nấm mẹ.
Hạch nấm được thành lập bởi các sợi nấm cuộn vào nhau tương đối lõng lẽo, có màu trắng khi mới được tạo ra, sau đó, chuyển dần sang màu nâu hoặc nâu đen, có dạng tròn với đường kính khoảng 1 - 3 mm.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Vệ sinh đồng ruộng. Trước và sau vụ mùa, nên gom các xác bả cây và cỏ dại để thiêu đốt hoặc chôn sâu, nhất là ở những ruộng đã bị nhiễm bệnh nặng. Nếu có điều kiện nên phơi đất.
-Luân canh: thời hạn luân canh là 2 - 3 năm tùy vào tính nghiêm trọng của bệnh.
-Phun thuốc phòng trị định kỳ 7-10 ngày/lần bằng một trong các loại thuốc sau: ROMYCIN 5DD, ZinCopper 50WP, CAJET M10-72W, CANTHOMIL 47WP, CANTOX D 35WP&50WP
5-Bệnh héo vi khuẩn, đốm góc cạnh
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Triệu chứng ban đầu của bệnh vi khuẩn này rất khó phân biệt với bệnh đốm phấn hay bệnh ghẻ.
Vết bệnh này khác với bệnh sương mai hay bệnh ghẻ ở chỗ không thấy tơ nấm phát triển trong vết bệnh như lớp nhung mịn.
Cây cũng có triệu chứng héo mất nước giống như bệnh héo dây do nấm Fusarium, nhưng cây chết nhanh trong vòng 1 - 2 ngày, trong khi bộ lá vẫn còn tươi, nên bệnh còn được gọi là bệnh ”héo tươi”.
Trên lá các đốm bệnh nhỏ, vàng, bị giới hạn trong các gân lá nên tạo đốm có dạng hình có góc cạnh. Sau đó, ở mặt dưới lá có tiết những giọt dịch màu nâu. Đốm bệnh sẽ chuyển sang màu nâu đỏ, khô và rách đi làm cho lá có những mãng rách.
Trên trái, bệnh gây thối vỏ ăn sâu dần vào trong thịt trái.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Do vi khuẩn Pseudomonas lacrymans (E. F. Sm. và Bryan) Carsner.
Vi khuẩn lưu tồn trong tàn dư thực vật. Lây lan do mưa, do người thu hoạch. Vi khuẩn xâm nhập qua khí khổng. Vi khuẩn cũng lưu tồn trong hạt giống (seedborne disease), từ đó gây bệnh cho cây con. Bệnh phát triển mạnh trong những tháng mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
Bệnh này rất khó phòng trị bằng thuốc hóa học, cần áp dụng biện pháp tổng hợp như:
- Tiêu hủy xác bả thực vật sau mỗi mùa vụ.
- Luân canh hay hưu canh để tránh lây lan bệnh từ vụ trước sang vụ sau. Nếu có điều kiện, nên phơi đất và lên luống cao.
- Phun ngừa định kỳ bằng ZinCopper , nồng độ 0,1 - 0,2% và phòng trị côn trùng truyền bệnh
-Thuốc có hiệu quả CANTHOMIL 47WP,CANSUNIN 2L
6-Bệnh khảm
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Chồi ngọn hơi bị chùn lại, lá đọt nhỏ hơn ở cây mạnh và hơi biến dạng, bị khãm màu xanh đậm xen xanh nhạt hay khãm xanh vàng.
Triệu chứng khảm trên đọt non và trái dưa hấu (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)
Cây cũng kém phát triển, các lóng dây ngắn hơn bình thường. Triệu chứng trên trái thường không rõ nét, đôi khi trái có màu hơi vàng và có sọc xanh đậm. Bệnh nặng, cây không cho trái hoặc trái nhỏ.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do cực vi khuẩn CMV (Cucumber mosaic virus) hoặc vi khuẩn WMV (Watermelon mosaic virus). Mầm bệnh có trên 200 loài ký chủ.
Virus có hình khối cầu, đường kính khoảng 30 mm. Virus thuộc nhóm có acid nhân là RNA.
Virus cò mặt trong tất cả các mô, ngoại trừ vùng mô phân sinh. Virus hiện diện trong tế bào chất và không thấy tạo thể kết (inclusion bodies) trong tế bào cây bệnh.
Virus có nhiều dònc, bị bất hoại ở 70¬¬0C trong vòng 10 phút, có thể sống được 3 ngày trong môi trường nước trích lá cây (leaf juice).
Virus rất hiếm khi truyền qua hạt. Có thể truyền qua thực vật ký sinh (có hơn 100 loài Cuscuta có thể truyền virus). Có hơn 60 loài rầy mềm có khả năng truyền virus này, quan trọng nhất là Aphis gossypii và Myzus persicae. Rầy mềm có khả năng hấp thu virus sau khi chích hút trên cây bệnh dưới một phút và chỉ cần chích hút cây mạnh dưới một phút là có khả năng truyền bệnh được.
Rầy mềm không có khả năng truyền bệnh qua các thế hệ sau. Không có thời gian ủ virus trong cơ thể của rầy mềm và virus chỉ tồn tại trong cơ thể rầy mềm dưới 4 giờ sau mỗi lần chích hút.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Loại bỏ ngay các cây bệnh để tránh lây lan.
- Phun thuốc sát trùng để ngăn ngừa rầy mềm truyền bệnh như CAGENT 800WP,ANITOX 50SC, ACE 5EC, CARMETHRIN 10&25EC,CANON 100SL
7-Bệnh phấn trắng
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh thường xảy ra ở lá. Mặt trên lá có lớp bột màu trắng xám phủ đầy; sau đó, có những hạt nhỏ màu đen xuất hiện, đó là các quả thể dạng bao nang có miệng (perithecia).
Triệu chứng bệnh phấn trắng trên lá bầu bí dưa (Nguồn: Chi cục BVTV An Giang)
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Sphaerotheca fuliginea (Schlechtendahl) Pollaci.
Quả thể có dạng hình cầu với đường kính 50 - 300 micron, màu nâu đen và có các phụ bộ đơn giản. Bên trong quả thể chỉ chứa một nang (ascus). Nang có kích thước khoảng 54 - 72 x 42 - 60 micron. Mỗi nang chứa 6 -8 nang bào tử (ascospores). Nang bào tử có kích thước khoảng 14 - 22 x 12 - 7 micron.
Bào tử trong giai đoạn sinh sản vô tính của nấm bệnh là các đính bào tử. Đính bào tử gồm chỉ một tế bào có hình thoi dài, không màu, kích thước: 22 - 37 x 12 - 22 micron. Có 4 - 9 đính bào tử kết thành chuổi đính ở đầu của đính bào đài.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Vệ sinh đồng ruộng.
- Ngắt bỏ lá bệnh
- Giảm nước tưới.
- Dùng thuốc gốc lưu huỳnh.
-Thuốc có hiệu quả : CANAZOLE SUPER 320EC,CAROSAL 50SC,ZINCOPPER 50WP,CANTHOMIL 47WP
8-Bệnh thán thư, đén
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Bệnh này thường xãy ra và đôi khi gây hại nặng. Bệnh có thể tấn công tất cả các bộ phận trên mặt đất của cây. Triệu chứng đốm bệnh này trông rất giống đốm bệnh ”đốm lá - chảy nhựa thân”. Điểm phân biệt là trên đốm bệnh đén có sự xuất hiện của các thể nhỏ li ti màu đen, đó là các đĩa đài (cơ quan sinh sản vô tính hình đĩa, acervuli) của nấm gây bệnh.
- Trên dưa hấu: bệnh thường xuất hiện ở các lá già bên dưới trước. Đốm bệnh là những đốm tròn không đều đặn, màu nâu hay nâu đen, kích thước khoảng 3 - 10 mm, Đôi khi có những vòng khoen. Lá bệnh nặng có rất nhiều đốm và lá bị nhăn. Nếu trời ẩm sẽ thấy lớp bào tử hồng nơi vết bệnh. Bệnh lây lan nhanh làm lá cháy khô rồi rụng đi, để trơ lại thân cây. Thân cũng bị cháy khô và teo tóp lại.
Triệu chứng thán thư trên trái, lá và lá mầm (Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT)
Trên trái dưa hấu: đốm bệnh úng nước, màu nâu đen đến đen, dạng tròn rộng 1 - 2 cm, có vòng khoen, hơi lõm vào vỏ, nứt nẻ và cũng có bào tử hồng nơi vết bệnh. Các đốm bệnh phát triển nhanh và rải rác đều khắp vùng vỏ trái, có khi liên kết lại làm thành các vết thối rộng ra.
- Trên dưa leo: ở giai đoạn cây con, hai lá mầm sẽ bị tấn công.Ở cây lớn hơn, lá già cũng bị tấn công trước. Đốm bệnh nhỏ, có hình hơi tròn hay bất dạng, màu trắng hơi vàng; sau đó, đốm rộng thêm ra (khoảng 1 - 3 cm), màu nâu hơi xám, được giới hạn bởi lớp viền nâu phát triển dọc theo gân lá. Trong vết bệnh có thể thấy các đĩa đài của nấm như những đầu kim gút màu đen. Bệnh nặng làm lá bị khô cháy.
Trên thân: lúc đầu có những đốm nhỏ màu nâu sậm, sau đó, đốm rộng hơn và có màu xám. Thân khô rồi chết.
Trên trái: lúc đầu có những đốm tròn màu trắng vàng, sau đó chuyển sang màu nâu.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Colletotrichum lagenarium (Passerini) Ellis và Halsted. Giai đọan sinh sản hữu tính của nấm bệnh có tên Glomerella lagenaria Watanake và Tamura hoặc G. lagenarium Stevens.
Đĩa đài có những lông cứng (setae) màu nâu. Trong đĩa đài có các đính bào đài và đính bào tử. Đính bào đài chỉ gồm 1 tế bào hình trụ dài không màu và có kích thước khoảng 20 - 25 x 2,5 - 3 micron. Đính bào tử cũng gồm chỉ 1 tế bào hình trụ dài hay hình thoi dài, không màu và kích thước khoảng 14 - 20 x 5 - 6 micron.
Mầm bệnh có thể lưu tồn trong xác bả thực vật hay bám trên bề mặt hạt giống. Bệnh thường xãy ra vào những tháng có mưa nhiều. Bào tử lây lan chủ yếu do mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Tiêu hủy tàn dư thực vật sau mỗi mùa vụ.
- Khử khô hạt.
- Phun thuốc khi bệnh chớm xuất hiện bằng CANAZOLE SUPER 320EC .Zineb, Thiophanate methyl, CAROSAL 50SC, Zincopper , CANTHOMIL 47WP với nồng độ 0,1 - 0,2%
9-Bệnh thối rễ, héo dây
TRIỆU CHỨNG BỆNH
Trên dưa hấu, bệnh thường xãy ra ở giai đoạn cây có trái non trở về sau. Trong thực tế sản xuất, bệnh thường gây chết cây vào giai đoạn dưa đã đậu trái.
Cả cây dưa bị héo chết, thường ngọn có hiện tượng rủ trước vào buổi trưa và tươi tốt lại buổi chiều hay sáng sớm. Triệu chứng héo từng phần sẽ xãy ra trong vài ngày đồng thời với hiện tượng kể trên, sau đó, triệu chứng héo được lan ra cả cây, cây chết.
Trước khi héo, cây có thể có triệu chứng lá có màu xanh vàng từ các lá gốc lan dần lên các lá trên.
(Nguồn: Trần Thị Ba, ĐHCT ) (Nguồn: T.C. Wang, AVRDC )
Ở giai đoạn đầu của bệnh, khi chỉ có những lá dưới bị vàng héo, mặt ngoài và bên trong thân có màu nâu với lớp mốc trắng và chất nhựa nhờn xuất hiện ở từng phần thân.
Đặc điểm để nhận diện bệnh là khi chẻ dọc gốc cây ra, bên trong thấy mô bị biến màu nâu đỏ. Ở cây đã bị nhiễm bệnh lâu, quanh gốc có đóng lớp bào tử màu hồng của nấm gây bệnh. Rễ bị thối và có màu mật ong.
TÁC NHÂN GÂY BỆNH
Bệnh do nấm Fusarium oxysporum Schlechtendahl.
Loài nấm này có nhiều dạng gây hại chuyên biệt trên các cây khác nhau, được gọi là các forma specialis (f. sp.). Ở họ Cucurbitaceae, có F. oxysporum f. sp. niveum Snyder và Hansen gây bệnh trên dưa hấu; F. oxysporum f. sp. melonis gây bệnh trên dưa gang; F. oxysporum f. sp. cucurmerinum Owen gây bệnh trên dưa leo.
Bào tử của nấm bệnh có hai dạng:
- Đại đính bào tử (macro-conidia) có hình lưỡi liềm, không màu, gồm 2 - 4 tế bào, kích thước bào tử khoảng 32 - 42 x 3 - 4,9 micron.
- Tiểu đính bào tử (micro-conidia) không màu, gồm chỉ một tế bào với kích thước khoảng 6 -10 x 3,2 - 4 micron.
Nấm lưu tồn trong xác bả cây bệnh hay trong đất. Bào tử nấm có khả năng lưu tồn trong đất rất lâu. Ở các ruộng được trồng dưa mỗi năm thì mầm bệnh sẽ gia tăng mật số nhiều. Sau 3 - 4 mùa dưa, mật số này tăng cao, có thể gây chết dưa hàng loạt, thiệt hại có thể lên đến 30 - 70%.
Nấm xâm nhiễm vào hệ rễ, nhất là khi rễ bị thương tổn do úng nước hay do tuyến trùng, hay do những nguyên nhân khác. Nấm phát triển bên trong làm nghẽn mạch. Bào tử được sinh ra và lây lan theo gió hay mưa.
BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ
- Nhổ bỏ dây bệnh. Sau vụ mùa tiêu hủy hết xác bả thực vật.
- Tránh để ngập úng làm tổn thương rễ, cần chú ý Phòng trị bệnh tuyến trùng, nếu có trong đất canh tác.
- Nên luân canh dưa sau 2 - 3 vụ trồng.
- Tháp dưa trên gốc bầu hoặc bí sẽ hạn chế được thiệt hại do bệnh gây ra ở những ruộng trồng dưa lâu năm.
- Có thể phun hoặc tưới gốc bằng CAJET M10-72WP,NUSTAR 40EC,CANTOX D-35WP&50WP, ZINCopper (0,2 - 0,3%), Thiophanate methyl, ở nồng độ 0,1%,CASO ONE 40EC.
Hữu An
Theo Đại Học Cần Thơ và CPC
 
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
  Họ và tên
  Email
  Tiêu đề
  Nội dung
  Mã bảo vệ  
Các bài viết mới
  Bệnh héo rũ Cà Chua - ()
  Cách phòng trị bệnh khô cành khô quả cho cây cà phê - ()
  Bệnh loét sọc mặt cạo trên cây Cao Su - ()
  Mọt đục cành cà phê - ()
  Sâu tơ hại rau - ()
  Nhện gié hại cây Lúa - ()
  Bệnh thối gốc chảy nhựa Cam quýt - ()
  Mọt đục trái cà phê - ()
  Phòng trừ sâu hại Ổi - ()
  Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây Tiêu - ()
Các bài viết khác
  Phòng trừ sâu hại Dưa Hấu - ()
  Phòng trừ sâu hại Xoài - ()
  Phòng trừ bệnh hại Đu Đủ - ()
  Phòng trừ sâu hại Đu Đủ - ()
  Phòng trừ nấm bệnh hại Mãng Cầu - ()
  Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị - ()
  Sâu ăn bông xoài - ()
  Biện pháp phòng trị Đuông, Kiến Vương hại dừa - ()
  Bệnh thối đọt dừa mối nguy hiểm cho các vườn dừa - ()
  Bọ cắt lá Xoài - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Cajet M10
Cajet M10
Logo CPC phần ý nghĩa
Lễ ra mắt Logo CPC
Molucide 6G
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss