Get the Flash Player to see this player.
Bác sĩ cây trông » Sâu bệnh
Phòng trừ sâu hại Đu Đủ - 17/07/2012
 1-RẦY PHẤN TRẮNG: (Aleurodicus dispersus-họ : Aleyrodidae-Homoptera)
Rầy trưởng thành dài khoảng1,5mm.có 2 cặp cánh màu trắng,đầu màu nâu nhạt.trứng hình cầu,rất nhỏ,đẻ theo 1 vòng xoắn ốc ở mặt dưới lá.bên ngoài phủ những lông sáp trắng mịn.Rầy non hình thoi,dài 1-1,5mm, bên ngoài cơ thể phủ đầy những sợi sáp trắng dài, ngoại trừ tuổi 1 chưa có sáp
Rầy trưởng thành sống và đẻ trứng thành đường vòng tròn ở mặt dưới lá hoặc trên quả non.Cả rầy  trưởng thành  và rầy non thường tập trung mặt dưới lá chích hút nhựa tạo thành những vệt biến màu trên lá.Chất dịch tiết ra của rầy là môi trường cho nấm bồ hóng phát triễn làm đen lá và quả.Tác hại của rầy nói chung không đáng kể.

Phòng trừ:
Bắt giết rầy bằng tay
Phun xịt thuốc trừ sâu thông thường: ACE 5EC, CARMETHRIN 10 VÀ 25EC,CANON 100SL, HOPKILL 50ND, FENTOX 25EC

2-RỆP SÁP PHẤN: (=RỆP SÁP GIẢ,RS PHẤN) (Pseudococcus sp.-họ: Pseudococcidae-bộ:Homoptera)

Bên ngoài cơ thể Rệp phủ đầy lớp bột sáp trắng như phấn. Rệp sống tập trung thành từng đàn trên cuống quả.Quả và lá non để chích hút nhựa làm quả phát triển kém,quả non có thể bị khô và rụng.Chất dịch của rệp tiết ra cũng là môi trường cho nầm bồ hóng đen phát triển
Rệp sáp gây hại bằng cách:
- Sống tập trung thành từng đám bám chặt vào các ngọn non, cuống lá, gié bông, chùm trái, kẻ cành hoặc mặt dưới lá, chích hút nhựa làm lá và quả héo khô, rụng non. Sau thời gian rệp phát sinh thường có nấm bồ hóng đen phát triển trên chất thải do rệp tiết ra làm đen vỏ quả, mặt lá gây trở ngại khả năng quang hợp của cây.
Rệp còn chui xuống đất bám vào hút dịch ở gốc thân, cổ rễ. Khi rệp phá hại lâu ngày ở rễ, chúng cộng sinh với nấm Bornetina ở trong đất tạo thành những vùng u lớn bề mặt xù xì màu trắng xám bao quanh các đoạn rễ, bên trong là một đám rệp đủ các lứa tuổi đang bám chặt vào mặt rễ đã bong tróc hết vỏ để chích hút. Các loài tuyến trùng, nấm bệnh cũng theo các vết thương xâm nhập gây tác hại trầm trọng hơn. Khi rễ bị hại nặng cây rất cằn cỗi, lá vàng rồi héo dần và chết do bộ rễ bị phá hủy không còn khả năng hút nước và chất dinh dưỡng nuôi cây.
Để phòng trừ rệp sáp cần phải:
- Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành già, cành tược nằm trong tán lá để vườn cây thông thoáng.
- Thường xuyên dọn sạch cỏ rác, lá cây mục tụ ở xung quanh gốc để phá vỡ nơi trú ngụ của kiến.
Dùng máy bơm xịt mạnh tia nước vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây làm giảm mật số rệp.  
Thường xuyên kiểm tra 10 ngày/lần để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp ở trên lá, cành, chùm quả, thân, phần thân giáp với mặt đất và phần rễ trong đất. Nếu thấy có rệp dù ở mật số thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sáp sinh sản rất nhanh.
Trừ rệp sáp trên lá và chùm quả: phun thuốc kỹ ướt đều cây, phun hai lần cách nhau 7-10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở.Phun Fentox 25EC,Anitox 50SC ,ACE 5EC, CAHERO 585EC, CAREMAN 40EC
Trừ rệp sáp hại rễ: Cazinon 50ND pha nước tưới vùng rể hoặc rải thuốc hạt Cazinon 10H , PALM 5H, CATODAN 10H, CAGENT 3G
3-RỆP SÁP: (Ceroplastodes chiton-họ: Coccidae-Bộ:Homoptera)

Rệp cái trưởng thành không cánh, cơ thể dài 3-4mm, bên ngoài phủ lớp sáp hình bàn cầu, màu nâu. Trứng rất nhỏ màu hồng,một rệp cái đẻ hàng ngàn trứng,sinh sản chủ yếu theo kiểu đơn tính(Không cần giao phối)
Cả rệp trưởng thành  và rệp non sống tập trung thành những tập đoàn rệp, khi tập đoàn rệp lớn thì chúng di tản đi. Rệp thường bám ở cuống quả từ khi quả còn non,sau đó phát triển rộng ra trên bề mặt quả.Nhiều trường hợp rệp bám kín cả quả. Quả bị rệp chích hút nhựa sẽ phát triển kém và có thể rụng.Nấm bò hóng đen cũng phát triển theo rệp
Phòng trừ:
Khi rệp mới phát sinh dùng tay giết
Mật độ cao phun Fentox 25EC,Anitox 50SC,Cazinon 40&50ND,CANON 100SL,CAREMAN 40EC,CAHERO 585EC,ACE 5EC
4-RẦY MỀM(=RỆP MUỘI):( Myzus persicae-họ: Myzus persicae-Bộ:Homoptera)

• Rệp trưởng thành cơ thể hình bầu dục,dài 1,3-1,9 mm;màu sắc thay đổi từ xanh nhạt,vàng nhạt,xanh thẫm đến xám đen hoặc đỏ hồng,tùy theo thức ăn và điều kiện môi trường.Có 2 dạng có cánh và không cánh.Cánh mỏng trong suốt.Dạng có cánh thường phát sinh nhiều vào cuối vụ hoặc khi mật độ rệp dày đặc,có khả năng di chuyển đi xa
• Rệp non màu xanh lá cây,xanh vàng hoặc vàng cam, không có cánh, thân mềm dạng mũi giáo
Trong điều kiện nóng ẩm vùng nhiệt đới, rệp sinh sản đơn tính và đẻ ra con. Một rệp cái đẻ trung bình 30-35 con. Rệp sống tập trung thành từng đám ở ngọn và mặt dưới các lá non,hút nhựa làm ngọn chùn lại,lá xoắn,cây sinh trưởng kém,lá màu vàng.Chất thải của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng phát triển làm đen lá. Rệp là môi giới truyền bệnh virus cho cây đu đủ như là bệnh khảm và bệnh đốm vòng
Rệp phá hại nhiều loài cây :thuốc lá,cà chua,bắp cải,khoai lang,mơ,mận,táo,đào
Phòng trừ:
Do cơ thể mềm và trơ trụi nên dễ phòng trừ bằng các thuốc hóa học thông thường như trên
5-RUỒI ĐỤC QUẢ:(Bactrocera dorsalis)

Ruồi đục quả nhỏ hơn ruồi nhà,đẻ trứng bằng cách dùng vòi nhọn đẻ trứng qua lớp vỏ trái,sâu vào phần thịt trái.Trứng nở ra giòi,ăn phá thịt trái làm trái thối nhũn.Khi trưởng thành,giòi chui ra khỏi trái và hóa nhộng trong đất
Ruồi đục trái là dịch hại trên hầu hết các loại cây ăn quả.
Biện pháp phòng trị xin tham khảo Phòng Trừ Sâu Hại Cây Mãng Cầu.Chú ý sử dụng sản phẩm SOFRI PROTEIN 10DD là sản phẩm đặc trị Ruồi đục quả hiện nay.
6-NHỆN ĐỎ:( Tetranychus sp.-Bộ:Acarina)

Nhện trưởng thành rất nhỏ,hình bầu dục,dài 0,5mm màu đỏ hồng,có 8 chân,di chuyển nhanh. Trứng rất nhỏ hình bán cầu,màu đỏ sẫm,nhìn qua kính phóng đại thấy chính giữa quả trứng có 1 sợi ngắn,thẳng đứng.Nhện non giống trưởng thành,màu hồng,có 6 chân
Nhện trưởng thành nhả tơ giăng thành lớp sợi rất mỏng ở mặt dưới lá,đẻ trứng thành từng quả gắn vào lớp tơ.Một con cái có thể đẻ 200 trứng
Nhện non và trưởng thành sống tập trung ở mặt dưới lá chích hút nhựa,tạo thành các vệt màu nâu vàng nhạt,dọc theo 2 bên gân lá.Mật độ nhện cao có thể làm lá vàng khô và rụng,cây sinh trưởng kém,hoa và quả non bị rụng.nhện còn chích hút vỏ quả non làm quả nhỏ sần sùi
Vòng đời 20-25 ngày.Nhện đỏ phát triển nhiều trong thời tiết nóng và khô
Nhện đỏ phá hại nhiều cây trồng:Đu đủ,bông,chè,đậu đổ,dưa…
Phòng trừ:
Bón phân đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt
Khi nhện phát sinh nhiều phun thuốc chuyên trị nhện hoặc Anitox 50SC,Fentox 25EC.
7-Tuyến trùng hình thận:( Rotylenchus reniformis)
  -Tuyến trùng sưng rễ :(Meloidogynes javanica.)
   
                  
Cây bị bệnh mới đầu có biểu hiện sinh trưởng chậm,lá hơi nhỏ lại,dần dần lá bị vàng từ lá dưới trở lên.Bị bệnh nặng các lá dưới sớm héo rũ và rụng,cuối cùng cả cây có thể bị chết,nhất làkhi cây còn nhỏ.Nếu bị hại nhẹ và cây lớn thì hoa rụng,quả ít và nhỏ.Cây bị bệnh nặng gốc bị long và nhổ lên dễ dàng,khi đó toàn bộ rễ đã bị thối đen.Triệu chứng cây bị bệnh do TT giống như bệnh thối gốc do nấm,khác là gốc thân còn tươi chỉ có rễ bị thối.Còn bệnh do nấm thì gốc thối,cây đổ rạp trong khi phần lớn rễ còn tươi.Tuyến trùng Rotylenchus phá hại làm rễ bị thối đen mà không có u bướu như  Tuyến trùngMeloidogyne.Vết chích tạo điều kiện cho nấm gây hại rễ.
Tuyến trùng  cái cơ thể phình to dạng quả bầu,dài 0,4-0,5mm.Con đực hình kim,dài 0,4mm
Vườn trồng đu đủ liên tục nhiều năm và đất bị đọng nước lâu trong mùa mưa thường bị hại nặng
Phòng trừ:
+Nhổ bỏ cây bị bệnh và đào nhặt hết rễ tập trung tiêu hủy
+Rải xuống mặt đất vườn ươm hoặc quanh gốc cây thuốc trừ  Tuyến trùng như CAZINON 10H hoặc các loại thuốc chuyên trị tuyến trùng khác.
CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ TUYẾN TRÙNG TỔNG HỢP:
Luân canh:
Luân canh trong vòng 1-2 năm với một số cây không phải là kí chủ hoặc cây trồng có tính kháng Tuyến trùng: Hành tây, Cà rốt, ớt, Bông cải, Tỏi, Hành, Củ cải, và Cà chua giống kháng, … nhằm làm giảm mật số Tuyến trùng gây sưng rễ Meloidogyne javanica .Trồng những cây như: Mè, Bắp, … để khống chế sự tăng dân số tuyến trùng
Xen canh :cây kháng tuyến trùng:
Cây họ Cúc có khả năng ức chế được sự phát triển của tuyến trùng.Rễ cây Cúc vạn thọ (Tagetes erecta) tiết ra các chất ức chế được sự phát triển của Tuyến trùng.
Vệ sinh đồng ruộng:
Gom tàn dư thực vật của cây trồng đã bị nhiễm và hủy đi. Sự phát triển của Tuyến trùng sẽ bị chậm lại và mật độ cũng giảm
Dược chất trích từ thực vật:
Dịch chiết từ cây Lục bình (Eichornia crassipes) và Hành tây (Allium cepa) cho kết quả tốt nhất đối với Tuyến trùng Meloidogyne incognita và Radopholus similis. Họat tính có tính trừ Tuyến trùng được xác định là Acid carboxylic trong Lục bình và Ketone trong dịch chiết của Hành tây.
Hiệu quả trừ Tuyến trùng bằng lá băm nhỏ của cây Bông giấy (Bougainvillea spectabilis), Húng cây (Oscimum sanctum) Hành tây (Alliumcepa) và cây Bọ chét (Leucaena leucaephala) ở mức độ 5 gam/kg đất đối với M. incognita trên cây Cà chua và Rotylenchus reniformis trên cây Đậu (Vigna radiata) đã được khảo sát ở trong chậu, làm gia tăng sinh trưởng của cây và ức chế sự tăng dân số của quần thể Tuyến trùng
Có thể giả cây Cỏ mực (Eclipta prostrata), trích lấy nước tưới vào đất làm giảm được Tuyến trùng
Phân hữu cơ:
Việc áp dụng phân hữu cơ bón cho đất là một tập quán tốt, làm tăng độ phì nhiêu của đất, làm thay đổi hóa tính đất, cung cấp vi lượng,… phân hữu cơ còn làm giảm mật số Tuyến trùng trong đất và làm tăng năng suất.
Dưới tác dụng của vi sinh vật, chất hữu cơ dần dần phân hủy, quá trình này tạo ra các acid hữu cơ như: acid fulvic, humic, acetic, n-butyric, formic, lactic, propionic có khả năng giết và ngăn chặn sự sinh sản của Tuyến trùng . NH3 tạo ra trong quá trình phân hủy phân cá làm mật số tuyến trùng bứơu rễ Meloidogyne giảm xuống
Áp dụng các biện pháp tổng hợp để phòng trừ Tuyến trùng luôn cho hiệu quả cao hơn so với chỉ dùng một biện pháp riêng rẽ.
7-Ốc hại đu đủ
Một số loại ốc hại đu đủ bằng cách ăn phá cây con trong vườn ươm hoặc leo lên cây lớn ăn lũng lá hoặc cạp vỏ trái,làm mất giá trị thương phẩm.
Cây chết do ốc Nấm Phytopthora sp xâm nhập vết cạp do ốc
Qua vết thương làm thối trái
Phòng trừ:
-Phun MOLUCIDE 80WP lên tán lá:pha 20 gam/bình 8 lít,phun ướt đều tán lá vào chiều tối
-Rải MOLUCIDE 6 GR quanh gốc cây để ốc đến ăn và ngộ độc
Chú ý: Hoạt chất Metaldehyde trong sản phẫm không gây độc làm cháy lá cây trồng và ít gây hại cho môi trường và các động vật thủy sinh.Các sản phẩm trừ ốc khác chứa hoạt chất Niclosamide làm cháy lá cây, không nên dùng phun trên cây rau màu trồng cạn.
 
Hữu An
Theo CPC
 
Các bài viết mới
  Sâu tơ hại rau - ()
  Nhện gié hại cây Lúa - ()
  Bệnh thối gốc chảy nhựa Cam quýt - ()
  Mọt đục trái cà phê - ()
  Phòng trừ sâu hại Ổi - ()
  Phòng trừ bệnh hại Dưa Hấu - ()
  Phòng trừ sâu hại Dưa Hấu - ()
  Phòng trừ sâu hại Xoài - ()
  Phòng trừ bệnh hại Đu Đủ - ()
  Phòng trừ bệnh chết nhanh trên cây Tiêu - ()
Các bài viết khác
  Phòng trừ nấm bệnh hại Mãng Cầu - ()
  Bệnh Đốm Vòng Đu Đủ Và Cách Phòng Trị - ()
  Sâu ăn bông xoài - ()
  Biện pháp phòng trị Đuông, Kiến Vương hại dừa - ()
  Bệnh thối đọt dừa mối nguy hiểm cho các vườn dừa - ()
  Bọ cắt lá Xoài - ()
  Sâu đục thân cành Xoài - ()
  Rầy bông xoài - ()
  Ruồi đục trái Xoài - ()
  Sâu đục trái bưởi – Côn trùng mới gây hại trên bưởi da xanh - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Molucide 6G
Molucide 6G
Cajet M10
Lễ ra mắt Logo CPC
Logo CPC phần ý nghĩa
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss