Get the Flash Player to see this player.
Bác sĩ cây trông » Kỹ thuật cây trồng
Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc ca cao - 01/10/2012
 Cây ca cao (Theobroma cacao) thuộc loại thân gỗ, đa niên, thường cao 4-8 m, ưa bóng rợp, có khả năng chịu bóng tốt nên thường được trồng xen dưới tán cây khác như trong các vườn dừa, cao su, ... có sẵn để tăng hiệu quả sử dụng đất. Chu kỳ sinh trưởng trên 40 năm và thời gian cho hiệu quả kinh tế có thể kéo dài 20-25 năm
 1. Một số giống ca cao phổ biến hiện nay
a. Giống TĐ 2
Có chiều sâu của rãnh trái vừa phải, đường sống (bề mặt) trái hơi gồ ghề và đuôi trái nhọn. Trái chưa chín thì đường sống (bề mặt) và rãnh trái màu xanh, khi trái chín thì đường sống (bề mặt) có màu xanh và đường rãnh màu vàng. Năng xuất khoảng 2,2 tấn hạt khô/ha/năm.
b. Giống TĐ 3
Có chiều sâu của đường rãnh trái cạn, đường sống (bề mặt) trái nhẵn và đuôi trái nhọn. Trái chưa chín đường sống (bề mặt) và rãnh trái có màu đỏ sẫm, khi trái chín thì đường sống (bề mặt) và đường rãnh trái màu đỏ cam. Năng xuất khoảng 2,6 tấn hạt khô/ha/năm.
c. Giống TĐ 8
Có chiều sâu của đường rảnh trái cạn, đường sống (bề mặt) trái nhẵn và đuôi trái nhọn. Trái chưa chín đường sống (bề mặt) trái màu đỏ và rãnh trái có màu xanh pha đỏ, khi trái chín thì đường sống (bề mặt) và đường rảnh trái màu vàng. Năng xuất khoảng 2,4 tấn hạt khô/ha/năm.
d. Giống TĐ 14
Có chiều sâu của rãnh trái sâu, đường sống (bề mặt) trái gồ ghề và đuôi trái nhọn. Trái chưa chín đường sống (bề mặt) và rãnh trái màu xanh, khi trái chín thì đường sống (bề mặt) và đường rãnh trái màu vàng. Năng xuất khoảng 2,2 tấn hạt khô/ha/năm.
2. Kỹ thuật trồng cây con
2.1. Thời vụ trồng
Ca cao thường được trồng vào đầu mùa mưa từ tháng 5-6 (dl), đây là thời điểm lý tưởng vì có lượng mưa ổn định và cây có đủ thời gian phát triển để chống chịu với mùa khô hạn năm sau. Tuy nhiên, nếu đảm bảo được điều kiện về nước tưới và che mát cho cây thì có thể trồng bất kỳ mùa vụ nào trong năm.
2.2. Mật độ và khoảng cách trồng
- Trồng ca cao với mật độ cao kết hợp với việc giảm cây che mát thì sản lượng ca cao tăng rõ rệt, do các cây ca cao có thể tự che mát lẫn nhau.
- Đối với vườn trồng chuyên cây ca cao thì khoảng cách trồng là 2,5-3m (mật độ 1.330 cây/ha) hoặc 3-3m (mật độ 1.110 cây/ha).
 - Nếu trồng ca cao xen trong vườn dừa thì mật độ cây ca cao phụ thuộc vào mật độ của dừa nhưng phải đảm bảo cây ca cao cách cây dừa 2,5-3m và cách cây ca cao 3m.
2.3. Tiêu chuẩn cây giống
Chọn những cây khoẻ mạnh, lá phát triển đồng đều, thân không dị dạng. Không nên trồng những cây có lá mới hình thành mà phải chờ khi lá non thuần thục mới tiến hành trồng. Tuổi cây con thích hợp để trồng là 4-6 tháng tuổi, cây cao 40-50cm.
2.4. Cách trồng
- Do khi lên liếp để trồng chuyên cây ca cao hay trồng xen trong các vườn dừa thì lúc nào mặt liếp cũng cao hơn mực nước lũ hàng năm, nên không cần phải đắp mô để trồng mà tiến hành trồng bằng phương pháp đào hố. Đào hố hình tròn có đường kính 40cm, sâu 40cm, bón lót 500gr lân + 200gr NPK 16-16-8, đặt cây giống vào hố (cây giống phải được tháo bỏ phần túi bầu bằng nylon) lấp đất lại, ém đất xung quanh vừa phải, cắm cọc giữ cho cây khỏi ngã hoặc gió lay làm đứt rễ.
- Sau khi trồng nên che phủ xung quanh gốc cây bằng các vật liệu hữu cơ có sẵn như rơm khô, cỏ khô …, khoảng 3 ngày tưới ure 20gr/cây, giúp cây bén rễ hồi xanh tốt.
- Nếu vườn chưa đủ bóng râm cần dùng vật liệu che mát cho cây con ngay. Chú ý tưới nước giữ ẩm thường xuyên cho đất trong mùa khô và thoát nước nhanh khi có mưa lớn.
- Sau 1 tháng kiểm tra để trồng dặm lại những cây bị chết.
3. Kỹ thuật chăm sóc
3.1. Tủ gốc giữ ẩm
Khi trồng xong phải thường xuyên tủ gốc bằng các vật liệu rẻ tiền, có sẵn để phủ xung quanh gốc, chống xói mòn vào mùa mưa và giữ ẩm vào mùa khô. Tuy nhiên, rơm, cỏ tủ gốc cũng là môi trường cho mối và các loại côn trùng có hại ẩn nấp sinh sống để gây hại cây do đó ta cần xử lý vật liệu tủ gốc trước.
3.2. Tưới nước
Việc tưới nước đặc biệt cần thiết với vườn cây còn nhỏ, nhất là trong mùa khô hạn và thiếu cây che bóng mát, định kỳ tưới nước 10-15 ngày/lần. Đối với cây lớn đang thời kỳ cho trái yêu cầu nước không cần nhiều, nhưng trong mùa khô nếu được tưới nước cây sinh trưởng tốt và cho năng suất cao.
3.3. Làm cỏ
Ở thời kỳ cây lớn đã giao tán thì cỏ dại không đáng quan tâm. Nhưng trong những năm đầu cây còn nhỏ, nếu cỏ dại phát triển mạnh sẽ cạnh tranh dinh dưỡng với cây ca cao và còn là nơi cho các loài sâu hại ẩn nấp, vì vậy cần chú ý làm cỏ trong vườn, nhất là xung quanh gốc cây.
3.4. Tỉa cành tạo tán
- Thời kỳ kiến thiết cơ bản chỉ để mỗi cây 1 thân chính và loại bỏ những cành vượt, cành yếu. Khi thân chính cao khoảng 1m thì tiến hành bấm ngọn để giúp cây xuất hiện cành cấp 1, để lại 3-4 cành tốt ở vị trí từ 0,7 m trở lên phân bố điều quanh thân, cắt bỏ những cành dưới 0,7m. Từ nách của cành cấp 1 sẽ mọc nhiều chồi vượt, trong số các chồi vượt chọn 1 chồi phát triển tốt mọc ra từ thân chính và mọc song song với thân để làm thân chính của tầng thứ 2. Thân chính của tầng thứ 2 cao khoảng 0,5-0,7m thì tiến hành bấm ngọn để cây xuất hiện cành cấp 1 của tầng thứ 2. Để lại từ 3 - 4 cành phân bổ điều quanh thân để làm tầng cành thứ 2 của cây.
- Thời kỳ cho trái: hàng năm cần tỉa bỏ những chồi vượt mọc từ thân, đồng thời tỉa bỏ những cành yếu, cành khô, cành bị sâu bệnh để cây được thông thoáng. Trường hợp những cành cấp 1 để lại ở giai đoạn kiến thiết cơ bản bị sâu bệnh thì cần phải để cành mới thay thế cành đã hư. Thường 1 năm cắt tỉa cành khoảng 3 lần, dùng kéo cắt cành hoặc cưa cắt sát thân hay cành chính.
3.5. Trồng cây che mát
- Cây ca cao chỉ cần 25-50 % ánh sáng, do vậy cần phải được che mát trong năm đầu mới trồng và trong giai đoạn kiến thiết cơ bản để đảm bảo tỉ lệ sống, giúp cây con sinh trưởng tốt. Nên trồng cây che mát trước khi trồng ca cao ít nhất là 3 tháng đến 1 năm để cây ca cao được che mát ngay sau khi trồng. Các cây trồng có thể che mát tạm thời cho vườn ca cao như: chuối, bình linh, so đũa … Trong đó cây chuối là cây tốt nhất vì chịu được đất mới lên liếp, mọc nhanh và cho bóng rợp tốt.
- Khi cây ca cao đã trưởng thành, loại bỏ dần bóng cây che mát và có thể loại bỏ hoàn toàn cây che mát tùy thuộc vào điều kiện thâm canh. Vườn dừa trồng với khoảng cách 8 x 8m, vườn cây ăn trái có tán cao và thưa như cóc, sầu riêng … là những mô hình có điều kiện bóng rợp thường xuyên rất thích hợp cho việc trồng xen cây ca cao.
3.6. Bón phân
Việc bón phân cho ca cao tùy thuộc vào điều kiện ánh sáng mà cây nhận được, cây ca cao trồng trong điều kiện có bóng rợp, bóng rợp thưa hoặc trồng trảng:
- Trong điều kiện có bóng rợp khoảng 50%. Nhu cầu phân bón của cây ca cao thấp, hiệu quả của phân không cao. Trong điều kiện này, người ta không bón phân cho ca cao mà chỉ duy trì lớp lá khô phủ trên mặt liếp để giữ đất ẩm và cung cấp chất hữu cơ cho ca cao, kết hợp với việc bồi bùn hằng năm. Với phương pháp canh tác này, năng suất ca cao sẽ không cao nhưng chi phí đầu tư cho ca cao hằng năm rất thấp.
- Trong điều kiện không có bóng rợp hoặc bóng rợp thưa dưới 25%. Nhu cầu phân bón của ca cao sẽ cao hơn, đặc biệt là phân đạm. Trong điều kiện này ca cao đáp ứng rất tốt với phân bón và năng suất của ca cao cao hơn trong điều kiện có che mát.
- Thời kỳ cây con, ca cao cần nhiều đạm và lân để tăng trưởng và phát triển bộ rễ nhưng khi đã trưởng thành (mang trái) thì ca cao cần nhiều kali để gia tăng tỉ lệ đậu trái, hạn chế sự rụng trái non và giúp cho hột phát triển đầy đủ. .
* Lượng phân bón:
 
 
Stt
 
Tuổi Cây
Lượng phân bón gram/cây/năm
Urê
Lân
KCl
1
Cây 1 năm tuổi
80
160
 
2
Cây 2 năm tuổi
120
250
 
3
Cây 3 năm tuổi
140
300
100
4
Cây > 3 năm tuổi
160
320
130
Lượng phân được chia đều cho 2 lần bón/năm (bón vào đầu mùa mưa và cuối mùa mưa).
* Cách bón:
 - Đối với cây nhỏ hơn 3 năm tuổi tiến hành đào 3-4 hố (sâu 20-25cm) xung quanh gốc theo hình chiếu của tán cây, bón phân vào hố và lấp đất lại.
- Đối với cây 3 năm tuổi trở lên tiến hành đào xới đất xung quanh gốc theo hình chiếu tán của cây (sâu 0,1m, rộng 0,2m) bón phân vào rảnh vừa mới xới và lấp đất lại.
* Các triệu chứng thiếu dinh dưỡng trên ca cao thường gặp là:
- Thiếu đạm: Khi ca cao trồng trong bóng rợp thưa hay không bóng rợp hoặc vườn có nhiều cỏ thì thường rất dễ thiếu đạm. Triệu chứng thiếu đạm thường biểu hiện trên toàn cây, cây phát triển chậm, lá nhỏ, có màu lục nhạt hay ngả màu vàng và thường có những vết cháy khô trên lá.
- Thiếu lân: Thường xảy ra ở vùng đất có dinh dưỡng kém, triệu chứng thiếu lân cũng biểu hiện toàn cây, khi thiếu lân thì cây chậm lớn nhưng lá không mất màu xanh như thiếu đạm. Các lá dưới thấp thường rụng sớm, thỉnh thoảng gần đầu chóp lá có những vết khô cháy hay đôi lúc có màu vàng đồng.
- Thiếu kali: Thường xảy ra trên các loại đất cát, đất hơi chua hoặc đất dễ bị rửa trôi như đất dốc. Triệu chứng thiếu kali thường biểu hiện trên các lá già. Lá bắt đầu cháy từ chóp lan dần về cuống sau đó cả bìa lá bị cháy khô.
- Thiếu ma-giê (Mg): Ca cao trồng trên đất chua và các cây con đang còn trong vườn ươm thường dễ bị thiếu Mg. Các lá già có màu lục nhạt, giữa các gân lá hay bìa lá có những đốm màu xanh hoặc khô cháy. Tuy nhiên, các lá già không khô rụng sớm như trong trường hợp thiếu lân.
4. Quản lý sâu, bệnh hại
4.1. Sâu hại
4.1.1. Mọt đục cành (Xyleborus morstatti)
a. Hình thái: Mọt trưởng thành là bọ cánh cứng nhỏ, dài khoảng 2mm, màu nâu đen, trên lưng và cánh có nhiều lông ngắn và nhiều hàng chấm lõm. Sâu non màu trắng sữa, không có chân, miệng lỗ quay xuống dưới, để trứng trong lỗ đục. Sâu non đục thành đường ống dọc theo cành làm lá vàng héo dần và khô đi, hoa trái bị rụng.
b. Biện pháp phòng ngừa: Chặt bỏ các cây dại xung quanh vườn để giảm bớt ký chủ của mọt đục cành. Cắt bỏ các cành khô và cành có lá héo để ngừa sâu non. Phun thuốc ướt điều cây khi có mọt trưởng thành phát sinh, sử dụng một số loại thuốc phòng trị mọt như: Basudin, Padan, Supracide.
4.1.2. Bọ xít muỗi (Helopeltis sp)
a. Hình thái: Bọ trưởng thành giống con muỗi lớn, dài 4-5mm, màu xanh lá mạ. Bọ tuổi nhỏ màu vàng nhạt.
b. Triệu chứng gây hại: Chúng thường hoạt động vào sáng sớm và chiều mát, vào những ngày âm u bọ xít muỗi xuất hiện cả ngày. Bọ trưởng thành và bọ non chích hút chồi non, cành non và trái, các vết chích bị thâm đen. Khi bị hại nặng búp và lá non xoăn lại, khô héo, trái non kém phát triển, bị héo khô, trái lớn phát triển bị dị dạng, ít hạt và dễ bị nấm hại xâm nhập.
c. Biện pháp phòng trừ: Vệ sinh vườn sạch sẽ, tỉa bỏ các cành nhánh vô hiệu. Nuôi kiến đen (loàiDolichoderus thoradicus) trong vườn có khả năng làm giảm tác hại của bọ xít muỗi. Phun thuốc vào sáng sớm khi cây ra lá non, chồi non mới nhú và đậu trái non. Một số loại thuốc phổ biến có thể sử dụng để phun xịt như: Bassa, Basudin, Padan, Fastac, Cyper.
4.1.3. Bọ trĩ (Thrips sp.)
a. Hình thái: Bọ trưởng thành nhỏ, mình thon dài khoảng 1mm, màu xám đen, cánh dài và hẹp, có nhiều lông tơ. Bọ non giống bọ trưởng thành nhưng chưa có cánh, màu xanh vàng.
b. Triệu chứng gây hại: Bọ trưởng thành và bọ non sống tập trung ở mặt dưới lá để hút nhựa, làm lá vàng có những vệt biến màu và rụng. Sinh trưởng của cây bị ảnh hưởng.
c. Biện pháp phòng trừ: Chăm sóc cây phát triển tốt, không để vườn bị khô hạn. Sử dụng một số loại thuốc phun ướt đều lên lá: Confidor, Sherol, Fastac...
4.1.4. Rệp sáp phấn (Planococcus citri)
a. Hình thái: Rệp cái hình bầu dục, không cánh, dài 2,5-5mm, thân có phủ lớp sáp trắng, quanh thân có các tua sáp. Rệp đực dài khoảng 1mm, màu xám nhạt, có một đôi cánh. Rệp non mới nở màu hồng, hình bầu dục, chưa có sáp, di chuyển tìm nơi sống thích hợp, sau 2-3 ngày thì cố định nơi sống.
b. Triệu chứng gây hại: Rệp thường sống tập trung gây hại ở cuống, lá, thân, quả và cổ rễ. Rệp chích hút nhựa cây làm cây chậm phát triển, quả nhỏ. Chất bài tiết của rệp là môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển, bám đen cả cành lá và vỏ trái, làm giảm quang hợp và giảm giá trị sản phẩm.
c. Biện pháp phòng trừ: Cắt tỉa những cành sâu bệnh, cành sát mặt đất, cành vô hiệu để giảm nơi sinh sống của rệp. Mùa nắng dùng vòi bơm nước phun vào chỗ có nhiều rệp đeo bám có tác dụng rửa trôi bớt rệp, đồng thời tạo ẩm độ trên cây làm giảm mật số rệp. Thường xuyên kiểm tra 10 ngày/lần để phát hiện sự xuất hiện của rệp sáp. Nếu thấy có rệp dù ở mật độ thấp cũng phải diệt trừ ngay vì rệp sáp sinh sản rất nhanh. Trừ rệp sáp trên lá và quả: cần phun thuốc kỹ để thuốc bám và thấm qua lớp sáp, phải phun thuốc 2 lần cách nhau 7-10 ngày để diệt tiếp lứa rệp non mới nở từ trứng được che ở dưới bụng rệp mẹ. Có thể dùng nước xà bông rửa chén pha 15-20 ml/bình 8 lít phun ướt đều nơi rệp đeo bám, ngày hôm sau phun thuốc. Phun trừ bằng các thuốc Fenbis, Supracide, Bi-58.
4.1.5. Mối (Odontotermes sp.)
a. Hình thái: Mối chúa màu nâu, dài 40-50mm, mối thợ và mối lính dài 3-4mm. Mối lính có hàm dưới phát triển, đầu có hạch độc tiết ra chất dịch có tính acid để đục gỗ.
b. Triệu chứng gây hại: Là côn trùng phá hại phổ biến vườn cây ca cao trong thời kỳ kiến thiết cơ bản, nhất là những vùng mới khai hoang, gần rừng. Mối gặm rễ và vỏ thân cây làm cây sinh trưởng kém, lá úa vàng, cây nhỏ có thể bị chết.
c. Biện pháp phòng trừ: Làm đất kỹ, thu dọn tàn dư gốc rễ của cây trồng trước, tìm phá tổ mối. Rơm rác tủ gốc nên cách gốc cây. Thường xuyên dọn sạch không để lá cây, cành cây mục ở trong vườn để làm giảm nguồn thức ăn của mối. Định kì điều tra phát hiện và phòng ngừa bằng cách rải hoặc phun các thuốc sâu Diaphos, Vicarp, Padan..., quanh gốc cây.
4.2. Bệnh hại
4.2.1. Bệnh thối thân
a. Tác nhân: Do nấm Phytophthora palmivoraBệnh phát triển, lây lan mạnh trong mùa mưa, ở những vườn ẩm thấp, đọng nước.
b. Triệu chứng gây hại: Là bệnh quan trọng nhất trên cây cacao, bệnh xâm nhập và gây hại ở tất cả các bộ phận của cây như lá, thân và trái. Trên thân, bệnh tạo thành những vết màu nâu, vỏ bị nứt ra và chảy nhựa, lá héo vàng và rụng, một số cành bị chết khô, cây có thể bị chết. Trên lá, vết bệnh màu xanh tái hơi ướt xuất hiện đầu tiên trên mép và chóp lá, sau lan rộng vào phía trong phiến lá, chuyển màu nâu, lá bị cháy khô từng mảng. Trong điều kiện ẩm ướt trên vết bệnh có lớp tơ nấm màu trắng. Trên vỏ trái xuất hiện những chấm màu nâu rất nhanh, sau chuyển qua đen và từ từ bao kín mặt trái. Trái non đen khô cứng và vẫn dính trên cây. Trái gần thu hoạch bị thối một phần hoặc cả trái, trái bị rụng, hạt lép, giảm chất lượng.
c. Phòng trị: Hái bỏ, chôn các trái bệnh để tránh bào tử phát tán do gió, nước mưa, côn trùng. Tỉa cành hợp lý tạo thông thoáng, giảm độ ẩm dưới tán lá. Tạo bóng râm thích hợp để đủ ánh sáng trong vườn ca cao. Khi cây còn nhỏ phun lên tán lá bằng các loại thuốc Ridomil gold, Aliette …Hàng năm vào đầu mùa mưa dùng hỗn hợp vôi + sulfat đồng đậm đặc quét lên thân cây. Phát hiện có vết bệnh trên thân dùng dao cạo hết lớp vỏ chỗ bị bệnh rồi dùng các loại thuốc như Aliette, hoặc Ridomild gold pha đậm đặc quét lên 2-3 lần cách nhau 10-15  ngày.
4.2.2. Bệnh khô vỏ thân
a. Tác nhân: Do nấm Colletotrichum gloeosporioides. Bệnh xảy ra trong mùa khô và mùa mưa, phát triển nhiều trên những cây cacao thiếu bóng che để ánh sáng chiếu trực tiếp vào thân cành trong một thời gian dài.
b. Triệu chứng gây hại: Trên thân và cành, nấm xâm nhập vào lớp tế bào dưới biểu bì tạo thành những vết sậm màu, sau đó vùng nhiễm bệnh xuất hiện bào tử màu vàng cam, vỏ thân bị khô từng mảng, nếu bị nặng cây sinh trưởng kém, lá vàng và rụng, một số cành bị khô. Trên lá, vết bệnh là những đốm màu nâu, tròn, nhiều đốm liên kết nhau làm cháy lá..
c. Phòng trị: Bón phân và tưới nước đầy đủ cho cây sinh trưởng tốt. Tạo vườn ca cao có đủ bóng che. Phun hoặc quét vào vết bệnh các thuốc gốc đồng, Dithan-M, Daconil.
4.2.3. Bệnh nấm hồng
a. Tác nhân: Do nấm Corticium salmonicolor. Bệnh thường xuất hiện vào mùa mưa, ở những vườn ca cao quá rợp bóng và ẩm thấp do tán lá dày và mật độ trồng cao.
b. Triệu chứng gây hại: Trên cành bệnh tạo thành những mảng mốc màu trắng hoặc hồng, vỏ cành bị khô và bong tróc ra từng mảng, lá úa vàng, trái nhỏ và rụng, cả cành có thể bị chết khô. 
c. Phòng trị: Tạo bóng râm thích hợp, tỉa cành tạo tán, không để vườn rậm rạp, ẩm thấp. Cắt bỏ tiêu huỷ các cành bị bệnh. Dùng các thuốc gốc đồng, Validacin, Anvil... phun đẫm lên vết bệnh và cành cây.
4.2.4. Bệnh lở cổ rễ
a. Tác nhânDo nấm Rhizoctonia solani. Bệnh phát triển mạnh trong mùa mưa khi ẩm độ trong vườn cao.
b. Triệu chứng gây hại: Nấm xâm nhập vào chỗ cổ rễ giáp mặt đất làm vỏ gốc bị thối đen và bong tróc ra để trơ phần gỗ, cổ rễ bị thắt nhỏ lại, cây vàng héo và có thể chết.
c. Phòng trị: Cây còn nhỏ nên cắm cọc giữ cây không để gió lay gốc, không để gốc cây đọng nước trong mùa mưa. Đào bỏ cây bị bệnh nặng, thu gom hết rễ và đốt tiêu huỷ. Trước khi trồng cây khác, bón 0,5kg vôi cho một hố. Cây mới bị bệnh còn nhẹ thì tưới thuốc Booc-do, Viben-C hoặc các thuốc có gốc đồng xung quanh gốc, rồi vun cao đất quanh gốc.
Theo TRUNG TÂM GIỐNG NLNN KIÊN GIANG
 
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
  Họ và tên
  Email
  Tiêu đề
  Nội dung
  Mã bảo vệ  
Các bài viết mới
  Tỉa Cành, Tạo Tán-Biện Pháp Quan Trọng Nâng Cao Năng Xuất Và Chất Lượng Bưởi ... - ()
  Rầy Chổng Cánh Trên Cây Có Múi Và Quy Trình Phòng Chống Tái Nhiễm Trên ... - ()
  Chuẩn Bị Vườn Cam Sành Nghịch Vụ - ()
  Xin hỏi về kỹ thuật và cách trồng cà chua - ()
  Kỹ thuật làm tăng đậu trái và hạn chế rụng trái sầu riêng - ()
  Kỹ thuật chăm sóc cây sầu riêng thời kỳ kinh doanh và Ra Hoa - ()
  Kỹ thuật trồng mới cây sầu riêng - ()
  Kỹ thuật trồng Củ Cải - ()
  Kỹ thuật trồng bắp non - ()
  Quy trình kỹ thuật trồng và chăm sóc chuối - ()
Các bài viết khác
  Kỹ thuật chăm sóc cây thuốc lá - ()
  Kỹ thuật làm mạ trên cạn - ()
  Kỹ Thuật Xử Lý Mãng Cầu Ra Hoa Trái Vụ - ()
  Tăng Khả Năng Đậu Trái Cho Mãng Cầu Xiêm - ()
  Kỹ Thuật Trồng Mãng Cầu Xiêm - ()
  Kỹ Thuật Trồng Mãng Cầu Dai - ()
  Kỹ Thuật Trồng Mãng Cầu Ta (Cây Na) - ()
  Nhân Giống Bưởi Da Xanh Bằng Kỹ Thuật Giâm Cành - ()
  Kỹ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Bưởi Da Xanh - ()
  Kỹ Thuật Cho Bưởi Ra Trái Ngon, Đẹp - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Lễ ra mắt Logo CPC
Lễ ra mắt Logo CPC
Logo CPC phần ý nghĩa
Cajet M10
Molucide 6G
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss