Get the Flash Player to see this player.
Bác sĩ cây trông » Sâu bệnh
Phòng trừ sâu bệnh chính hại cà phê - 01/07/2012
Một số sâu hại chính trên cà phê như mọt đục cành, sâu đục thân mình trắng, sâu đục quả, rệp sáp xanh, rệp sáp phấn và mối. Một số bệnh hại chính trên cà phê như bệnh đốm mắt cua, bệnh thán thư, bệnh rĩ sắt và bệnh mốc xám quả. Cách phòng trừ các sâu bệnh này như sau:
 I. SÂU HẠI CHÍNH :
1. Mọt đục cành
( Xyleborus sp.-Scotylidae) :
Đặc điểm hình thái:
+ Bọ nhỏ dài 1,5-2mm, màu nâu đen bóng, trên cánh có nhiều hàng chấm lõm nhỏ. Đầu dạng mỏ ngắn, ẩn dưới mảnh cứng của ngực.
+ Sâu non màu trắng sữa, không chân, đầu cứng màu nâu nhạt, dài 3mm. Nhộng trần màu trắng ngà.
+ Mọt đục vào cành sinh sống và đẽ trứng trong lổ đục. Sâu non sống trong đường đục bằng bào tử của 1 loại nấm mọc trong vách ổ đục. Vòng đời 45-60 ngày, xuất hiện tháng 4-6. Cành bị đục khô héo dần và dễ gãy.
Phòng trừ :
- Cắt bỏ cành bị đục và đốt.
- Vào đầu mùa mưa phun : Careman 40EC (12-15 ml/bình 8 lít); Cahero 585 EC (12-15 ml/bình 8 lít).
2. Sâu đục thân mình trắng (Xylotrechus quadripes-Cerambycidae-Coleoptera):
Đặc điểm hình thái:
 
+ Thành trùng nhỏ, thân dài 16-18 mm, râu đầu thẳng gồm nhiều đốt. Lưng ngực màu vàng xám, trên cánh cứng có các khoang đen hình chữ nhân xen kẽ các vệt vàng xám cũng hình chữ nhân. Ở góc mỗi cánh cũng có đường vàng cong trên nền đen.
+ Trứng bầu dục dài, một đầu hơi nhỏ, màu trắng ngà dài 1,2mm. Sâu non mình thẳng, màu trắng ngà, không có chân ngực và chân bụng, răng miệng rất cứng màu nâu đen. Sâu non đẩy sức dài 18-20mm. Nhộng trần màu vàng.
 
+ Cách phá hại: Bọ lớn hoạt động nhanh nhẹn, sức bay xa, vào đèn yếu. Đẻ trứng vào các vết nứt ở vỏ thân cây, con cái đẽ 50-100 trứng. Sâu non nở ra đục vào trong vỏ tạo thành 1 đường vòng hơi gồ lên, khi lớn đục vào phần gỗ thân và đùn phân bịt kín đường, do đường đục vòng quanh thân cây nên cây rất dễ gãy ngang. Khi đẫy sức, sâu đục ra gần vỏ để hóa nhộng. Một cây cà phê có nhiều con cùng đục phá nên sinh trưởng kém, lá vàng khô chết.
Cà phê chè (Coffea arabica) bị nặng hơn cà phê vối (C. canephora) và cà phê mít (C.excelsa) ít bị hại hơn
Vườn cà phê chè 3-5 tuổi, dãi nắng, ít bóng râm bị hại nặng hơn. Sâu phá hại nặng tháng 4-6 và 10-12.
• Phòng trừ:
+ Chăm sóc bón phân đầy đủ, tỉa cành tạo tán cho cây phát triển tốt.
+ Khi thấy có sâu trưởng thành phát sinh đẻ trứng phun : Careman 40EC (12-15 ml/bình 8 lít), Cazinon 50ND (25-30 ml/bình 8 lít), phun thuốc ướt đẫm thân, cành cây.

3. SÂU ĐỤC QUẢ (Prophantis smaragdina – Pyralydae- Lepidoptera).
• + Bướm nhỏ, thân dài 8-10mm, sãi cánh rộng 13-15mm, màu nâu vàng
• + Trứng hình vảy, dài 1 mm. Sâu màu đỏ tím. Đẩy sức dài 14mm. Nhộng màu nâu dài 10mm.
• +Cách phá hại: Bướm đẻ trứng rãi rác trên vỏ quả cà phê khi còn xanh. Sâu non nở ra gặm thịt quả và gặm hạt còn non. Sâu non có thể di chuyển phá hại từ quả nầy sang quả khác. Quả bị hại có màu vàng úa, thối rụng, giữa những quả bị hại gần nhau có phân sâu lẫn tơ quyện vào nhau. Sâu non đẫy sức hóa nhộng ở các lá rụng trên mặt đất.
• +Vòng đời: 25-35 ngày : Trứng : 5-7 ngày ; Sâu non :13-15 ngày ; Nhộng :5-8 ngày. Bướm đẻ trứng 3-4 ngày và có thể sống 2 tuần lễ.
Phòng trừ: PhunCarmethrin 25EC, Ca-Hero 585EC, Anitox 50EC.

4. RỆP SÁP XANH (Coccus viridis – Homoptera - Coccidae)
• + Rệp cái dài 2,5-3mm, hình ô van dài, vảy hơi nhô lên, màu xanh nhạt hoặc vàng. Rệp non hình trứng, dẹt.
• + Rệp sáp sinh sản đơn tính. Vòng đời 50-70 ngày. Cả rệp lớn và rệp non thường ở mặt dưới lá và dọc gân chính.
• + Rệp chích hút làm lá co nhỏ lại, ngọn cây chậm phát triển, có khi làm cành non và ngọn bị khô. Có sự cộng sinh với kiến.
• + Phá hại : Chè, cà phê, ca cao, cam quít.
Phòng trừ :
- Tỉa cành tạo tán cho cây thông thoáng, chú ý cắt bỏ sớm các chồi vượt phía trong cây.
- Sử dụng các thuốc nội hấp và xông hơi như : Canon 100SL, Fentox 25EC, Anitox 50SC, Ca-Hero 585EC.

5. RỆP SÁP PHẤN (Pseudococcus mercaptor – Homoptera – Pseudococcidae).
• + Rệp cái hình bầu dục không cánh, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực mình thon dài 3mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn.
• + Trứng hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp.
• + Cách phá hại: Rệp cái đẻ trứng ở các kẻ lá, chùm hoa và quả non. rệp tập trung từng đám ở kẻ lá, chồi non, các cuống của chùm hoa, quả.
• Mùa khô rệp bò xuống sống ở gốc cây. Nhựa cây và chất dịch do rệp tiết ra làm thức ăn cho loài nấm Bornetinia corium phát triển, sợi nấm đan thành tổ bao che rệp. Rệp chích hút rễ và gốc cây làm rễ phát triển kém, cây sinh trưởng yếu, lá vàng có thể bị chết dần.
• Rệp sáp phấn cũng tiết dịch làm môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển dẫn dụ kiến đến.
• Rệp chích hút nhựa làm hoa quả khô rụng.
Phòng trừ:
- Trồng 1-2 vụ phân xanh trước khi trồng cà phê để hạn chế rệp phá hại.
- Phun trừ rệp sáp trên cây bằng : Canon 100SL, Fentox 25EC, Anitox 50SC, Ace 5EC, Ca-Hero 585EC.
- Trừ rệp dưới gốc bằng tưới các dung dịch kể trên hoặc rãi thuốc hạt :Catodan 10H, Palm 5H, Cazinon 10 H

6. MỐI : (Bộ Isoptera, Macrotermes sp., Microtermes sp., Odontotermes formosanus)
• + Mối chúa màu nâu, dài 40-50mm; mối thợ và mối lính dài 3-4 mm,
• + Mối lính có hàm dưới phát triển, đầu có hạch độc tiết ra chất dịch có tính axit để đục gỗ. Mối sống quần thể trong tổ ngầm sâu dưới mặt đất có khi sâu tới 2-3m. Hàng năm từ tháng 3-6 mối cánh bay ra phân đàn.
• + Mối gặm rễ cây và biểu bì thân cây ở bên trong đường mui hoặc chui vào các vết nứt rồi đục vào trong thân cây làm cho thân hoặc cành bị gãy. Cây bị mối hại nặng, lá chuyển màu vàng úa, sau đó rụng, cây dần dần bị chết khô. Khi nhổ cây lên thấy rễ bị mối gặm trụi chỉ còn trơ lại 1 đoạn rễ trụ.
+ Mưa nhiều hoặc quá nắng mối ít gây hại. Trên đồi cà phê, mối phá hại nhiều ở chân đồi, càng lên cao càng giảm tác hại.
Phòng trừ:
- Trước khi trồng, cần làm đất kỹ, dọn sạch tàn dư gốc rễ cây trồng vụ trước.
- Thường xuyên thu dọn tàn dư cây trồng xen và thân lá khô để làm giảm nguồn thức ăn của mối.
- Xử lý mặt đất và hố trồng bắng thuốc : Cagent 3G (rãi 1-1,5 kg/công), Cagent 5SC phun quanh gốc cây hoặc vào tổ mối (10 ml/bình 8 lít).

II. BỆNH HẠI CHÍNH:
1. BỆNH ĐỐM MẮT CUA (Cercospora coffeicola – Deuteromycetes).

+ Gây hại trong mọi giai đoạn của cây cà phê từ vườn ươm đến vườn trồng.
+ Bệnh gây hại trên lá, đôi khi có trên quả. Vết bệnh lúc đầu là những chấm nhỏ màu nâu, sau lớn dần lên có hình tròn, chính giữa có màu xám, chung quanh viền nâu vàng, trên các vết bệnh già sinh ra các đường tròn đồng tâm. Nhiều vết liên kết thành mảng cháy lớn.
+ Trên quả gây thành những đốm màu xám đậm. Vỏ quả bị khô, nhăn nhúm, màu đen và rụng sớm hoặc khó tách vỏ quả.
+ Nấm tồn tại trên tàn dư bộ phận cây bệnh dưới dạng sợi và bào tử. Sang năm sau các bào tử mới hình thành và phát tán lây nhiễm.
+ Cây chăm sóc kém và ở ngoài nắng thường bị nặng hơn.
Phòng trừ:
+ Bón đầy đủ phân cho cây sinh trưởng tốt.
+ Phun thuốc gốc đồng như : Zincopper 50WP, Kasuran 47WP, Canthomil 47WP.

2. BỆNH THÁN THƯ (BỆNH KHÔ CÀNH,KHÔ QUẢ) : Nấm Collectotrichum coffeanum – Deuteromycetes.
+ Gây hại trên lá, cành và quả.
+ Trên lá : vết bệnh lúc đầu là những đốm tròn màu nâu, sau loang rộng ra có màu nâu xám, trên có các vòng đồng tâm màu nâu đậm. Các vết bệnh liên kết nhau thành mảng khô trên phiến lá hoặc dọc theo mép lá.
+ Trên cành : vết bệnh màu nâu hơi lõm xuống làm vỏ khô dần. Vết bệnh lan dần làm lá vàng và rụng, cành trơ trụi, khô đen.
+ Trên quả : bệnh thường gây hại nặng khi quả đã thành thục được 6-7 tháng, tạo thành những đốm nâu lõm vào vỏ quả làm quả biến màu, sau bị khô đen và rụng
+ Cách phá hại: Bào tử nấm xâm nhập vào lá cành quả qua khí khổng và các vết nứt. Bệnh thường phát sinh gây hại từ lúc cà phê ra hoa đến khi quả già, trời ẩm thấp, mưa nhiều. Bệnh nặng ở vườn chăm sóc kém, thiếu phân bón.
Phòng trừ:
- Bón đủ phân đạm và cân đối với lân, kali.
- Sử dụng cây che bóng thích hợp, vệ sinh vườn, cắt bỏ cành lá bệnh.
- Phun thuốc : Zincopper 50WP,  Carosal 50SC,   Cajet M10 72WP,    Canazole super 320EC.

3. BỆNH RĨ SẮT (Hemileia vastatris – Basidiomycetes).
+ Bệnh gây hại chủ yếu trên lá : vết bệnh xuất hiện mặt dưới lá những đốm tròn lúc đầu nhỏ về sau lớn dần đường kính trung bình 2-3mm, trên đốm bệnh phủ lớp phấn màu vàng da cam là các bào tử nấm, một số đốm liên kết tạo thành đốm lớn. Lá biến vàng, rụng hàng loạt vào đầu mùa khô, cây sinh trưởng kém, năng xuất thấp.
+ Cách phá hại : Bào tử phát tán trong không khí nhờ gió, nước, côn trùng và nhân công chăm sóc. Đầu mùa mưa, các chồi non mọc lên bị nhiễm bệnh trước, thời gian nhiễm bệnh 5-6 giờ.
+ Bệnh phát triễn mạnh trong mùa mưa. Cà phê chè và vối bệnh nặng hơn cà phê mít. Giống cà phê chè Catimor kháng bệnh cao.
Phòng trừ:
+ Sử dụng giống kháng hoặc ghép mắt chống bệnh vào các cây bệnh đã cưa .
+ Chăm sóc và bón phân đầy đủ, tạo kình thông thoáng, tỉa bỏ các chồi vượt và cành vô hiệu.
+ Phun thuốc: định kỳ phun thuốc 20 ngày 1 lần bằng Bordeaux hoặc thuốc gốc đồng như : Zincopper 50WP, Canazole 250EC, Kasuran 47WP, Canthomil 47WP.
Cần phun sớm vào đầu mùa mưa khi các bào tử mới hình thành xâm nhiễm.

4. BỆNH MỐC XÁM QUẢ (Botrytis cinerea - Deuteomycetes).
Bệnh hại trên cuống chùm quả và quả, làm quả thối khô và rụng. Khi bệnh nặng và trời ẩm thấp, nấm mọc lên những lớp mốc màu xám, quả thối đen.
Phòng trị : Phun CAZET M10-72WP, ZINCOPER50WP, CAROSAL 50SC.
KS.Võ Hùng Chí
Theo CPC
 
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
  Họ và tên
  Email
  Tiêu đề
  Nội dung
  Mã bảo vệ  
Các bài viết mới
  Sâu ăn bông xoài - ()
  Biện pháp phòng trị Đuông, Kiến Vương hại dừa - ()
  Bệnh thối đọt dừa mối nguy hiểm cho các vườn dừa - ()
  Bọ cắt lá Xoài - ()
  Sâu đục thân cành Xoài - ()
  Rầy bông xoài - ()
  Ruồi đục trái Xoài - ()
  Sâu đục trái bưởi – Côn trùng mới gây hại trên bưởi da xanh - ()
  Dòi hại đọt Bưởi-Côn trùng mới đang gây hại trên Bưởi ... - ()
  Phòng trừ sâu bệnh chủ yếu trên rau măng tây - ()
Các bài viết khác
  Cách phòng trừ bệnh hại cây măng tây xanh - ()
  Phòng trừ bệnh hại ổi - ()
  Phòng trừ sâu hại cà chua - ()
  BỆNH VÀNG LÁ, RỤNG LÁ TRÊN CÂY CAO SU - ()
  BỆNH PHẤN TRẮNG TRÊN CÂY CAO SU - ()
  BIỆN PHÁP PHÒNG TRỊ NHỆN GIÉ - ()
  Bệnh chết nhanh trên tiêu - ()
  Vườn tiêu anh Ba Công - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Logo CPC phần ý nghĩa
Logo CPC phần ý nghĩa
Molucide 6G
Cajet M10
Lễ ra mắt Logo CPC
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss