|
|
Phòng trừ bệnh hại trên cây bơ - 20/05/2016 |
|
Bệnh là đối tượng bảo vệ thực vật quan trọng trên cây bơ, gồm các bệnh hại sau: bệnh thối rễ, bệnh đốm lá, bệnh khô cành, bệnh thối trái do vi khuẩn, bệnh ghẽ trái, bệnh đốm rong, bệnh héo rũ.
|
|
1. Bệnh thối rễ: do nấm Phytophthora cinnamoni gây ra, ở những chân đất có thuỷ cấp cao, nấm xâm nhập làm hư rễ chính (rễ cọc), sau đó nấm lan tràn phá huỷ cả bộ rễ làm cây chết rụi. Cây bị bệnh có tán lá xơ xác, lá đổi sang mầu xanh nhạt rồi rụng. Cành chết dần từ ngọn xuống thân chính.
Biện pháp phòng trừ:
- Chọn giống ghép và gốc ghép chống chịu bệnh. Không dùng hạt giống bị nhiễm bệnh và vườn ươm giống phải tuân thủ các biện pháp phòng chống bệnh phát sinh và lan tràn.
- Trồng bơ trên các loại đất có kết cấu tơi xốp, tầng đất canh tác đủ sâu, rút nước nhanh khi mưa.
- Tuyệt đối không dùng nước từ những vườn bơ bị bệnh để tưới.
- Phải tẩy uế nông cụ kỹ càng.
- Phát hiện kịp thời những vết thối trên thân, cạo sạch và quét sulfate đồng -vôi đặc. Khi cây chết vì bệnh, nên đào và huỷ bỏ để bệnh không lan tràn.
Thuốc trừ nấm bệnh có thể sử dụng là Cajet M10-72WP (40gam-50gam/bình 16 L) phun lên tán lá và tưới gốc. Vì nấm lưu tồn trong đất cùng với các loại nấm khác như Pythiumsp.,Fusariumsp. …cùng có khả năng xâm nhập gây hại cây qua bộ rễ,nên kết hợp Cajet M10-72WP (nồng độ như trên) với thuốc Cantop M72 WP (16gam/16L) để tưới ẩm đều gốc chung quanh tán cây (10 lít dung dịch hổn hợp thuốc/gốc). Nên xử lý 3 lần cách nhau 7-10 ngày/lần
Chú ý : các loại dịch hại chích hút rễ sống trong đất như tuyến trùng, ấu trùng rệp sáp, ấu trùng ve sầu.. tạo vết thương là cửa ngỏ cho nấm xâm nhập gây hại rễ, diệt trừ bằng cách rải Cazinon 10GR (15-20Kg/Ha), Palm 10GR (15-20 kg/ha), Cagent 3GR(10Kg/Ha).
Bón phân Calino 657 (30Kg/ha/1 lần rải), nên rải từ 2-3 lần vào đầu mùa mưa, cách nhau 1 tháng để hạn chế mật số tuyến trùng trong đất
2. Bệnh đốm lá (Pseudocercospora purpurea):
Bệnh hại lá và trái, nấm bệnh xuất hiện rải rác trên lá có hình dạng và kích thước gần giống nhau, hình có góc cạnh hoặc hơi tròn, mầu nâu. Những đốm này cũng có thể liên kết lại với nhau thành những mảng. Trên trái bệnh tạo nên những mụt lồi cỡ 5mm, có mầu nâu nhạt đến nâu đậm. Trái bị bệnh mất giá trị. Bệnh tồn tại trên lá giàđ ể phát tán khi có điều kiện thích hợp.
Thuốc trừ nấm bệnh có thể sử dụng là Canazole 320EC (10-15mL/bình 16L), Cantop-M72WP (16gam/bình16L), Zincopper 50WP (50-80 gam/bình 16L)
Vết bệnh trên trái Mặt trên lá Mặt dưới lá
3. Bệnh khô cành (Colletotrichum gloeosporiodes)
Nấm xâm nhập vào trên cành thường làm cành khô chết. Trên trái đã già, gần chín, nấm thường xâm nhập vào những chỗ do trái cọ sát hoặc bị thương tích hoặc do công trùng chích hút, ăn vỏ quả, làm cho trái bị nhũn (thường là ở phần cuối trái).
Thuốc trừ nấm bệnh có thể sử dụng là Canazole 320EC (10-15mL/bình 16L), Cantop M72WP (16gam/bình16L), Zincopper 50WP (50-80 gam/bình 16L) hoặc Carosal50SC(30-40mL/bình 16 lít)
4.Bệnh thối trái do vi khuẩn: (nhóm vi khuẩn Erwinia sp:E.carotovora,E.chrysanthemi, E. herbicola, E. amylovora and E. papayae.)
Trái bị bệnh có vỏ ngoài màu sậm ánh kim. Sau đó phần thịt trái trở thành mềm nhũn, từ xám đến đen, bốc mùi thối rữa
Vi khuẩn tồn tại trong tàn dư thực vật và lây truyền qua nước tưới.Trái bị xây sác trong lúc hái, vận chuyển dễ bị nhiễm
Thuốc trừ nấm bệnh có thể sử dụng là Kasuran 47WP (50gam/bình 16L)
5.Bệnh thối mục thân cây: do vi khuẩn Xanthomonas campestris
Bệnh lúc đầu là những vết sậm màu, hơi lõm kích thước từ 2,5-8cm trên vỏ thân cây. Nơi vết bệnh thường nứt nẽ, mũ ứa ra và khô lại khiến vết bệnh có phủ lớp bôt trắng.Thường thì vết bệnh phát triễn đi lên theo một lằn chỉ ở một bên thân hay cành cây. Nếu cắt vỏ ngay dưới vết bệnh sẽ thấy mô cây bị hủy hoại có màu nâu đỏ, có khi chứa dịch nước. Những vết sọc phát tán cả bên trên và bên dưới vết bệnh. Phần mô hoại thường chỉ ở phần vỏ libe hay phần mô gỗ của vỏ cây, nhưng đôi khi xâm nhậm thẳng vào trung tâm của thân hay cành
Bệnh cũng lây lan lên nhánh non và lá cây. Tán lá cây bệnh có màu nhạt và thưa thớt, ảnh hưởng đến năng suất trên cành bệnh hoặc toàn cây. Nhiều cây mới trồng nhiểm bệnh sẽ thấp lùn, để ý thấy có nhiều cành chối phát triển bên dưới cành bệnh. Điều kiện ẩm giúp vi khuẩn lây lan qua các vết thương và phát triển mạnh trong mạch dẩn truyền của cây
Cây bị sốc vì khô hạn hay thiếu boron cũng làm bùng phát bệnh
Tuy nhiên đây là mộ bệnh thứ yếu.Chăm sóc kỷ cây sẽ vượt qua bệnh,các vết bệnh tư khô và không phát triển sau 1 thời gian
Thuốc trừ nấm bệnh có thể sử dụng là Kasuran 47WP(50gam/bình 16L)
6.Bệnh ghẽ trái: nấm Sphaceloma perseae
Vết bệnh là những đốm hình bầu dục hoặc bất định hình màu nâu đến tím với vẽ sần sùi. Điều kiện ẩm độ cao làm nấm phát triễn
Phòng trừ: Chọn giống trồng kháng bệnh.Dùng thuốc gốc đồng
Thuốc trừ nấm bệnh có thể sử dụng là Zincopper 50WP (50-80 gam/bình 16L), Kasuran 47WP (50gam/bình 16L)
7.Bệnh đốm rong:do tảo Cephaleuros virescens
Phun thuốc gốc Đồng. Thuốc trừ nấm bệnh có thể sử dụng là Zincopper 50WP(50-80 gam/bình 16L), Kasuran 47WP (50gam/bình 16L)
8. Bệnh héo rũ: (Verticillium albo - atrum):
Cây bị nhiễm nấm thường đột nhiên bị héo lá trên một phần cây hoặc khắp cây. Lá bị chết rất nhanh, đổi thành vàng nhưng lá khó rụng. Nếu lột vỏ của cành hoặc rễ cây đã chết sẽ thấy những đường sọc mầu nâu ở phần tiếp giáp vỏ và gỗ. Sau thời gian vài tháng, mầm non phát sinh trở lại trên những nhánh chưa chết và trong vòng một hoặc hai năm, cây sẽ sống trở lại bình thường và không còn triệu chứng gì cả. Nấm tồn tại trong đất và gây bệnh cho nhiều loại thực vật ở bất cứ tuổi nào. Cây bệnh có thể chết luôn hoặc sống trở lại, đối với những cây bị bệnh một phần thì phần bệnh không thể cho trái trong vòng một hoặc hai năm.
Thường áp dụng các biện pháp phòng trừ như sau:
- Dùng thuốc hóa học. Thuốc trừ nấm bệnh có thể sử dụng là Cantop M72WP (16gam/bình16L), Zincopper50WP (50-80 gam/bình 16L)
- Cắt xén kỹ khi cây vừa có triệu chứng bệnh, sau khi cây bị bệnh phục hồi, cắt bỏ những nhánh nhỏ, chết.
- Không dùng cành tháp của những cây đã bị bệnh, nên dùng gốc ghép là những giống thuộc chủng Mexico.
- Không nên xen canh hoặc luân canh bơ với các cây họ cà,...
- Không trồng cây trên đất kém thông thoáng, ẩm thấp và úng thuỷ
|
KS Lê Hoài Ân |
|
|
|
|
|
|
|
|
|