|
|
Bệnh chết chậm hồ tiêu - 02/08/2012 |
|
1. Triệu chứng gây hại
Cây tiêu có biểu hiện sinh trưởng chậm, lá úa vàng. Lá, hoa, các đốt và trái cũng rụng dần từ dưới gốc lên ngọn, chứ không rụng và héo từ đọt xuống như bệnh chết nhanh. Gốc thân cây bệnh có các vết nâu đen, dần dần vết bệnh lan rộng làm thối lớp vỏ gốc, bó mạch của thân cây hóa nâu. Khi bệnh nặng, toàn bộ gốc và rễ cây tiêu bị thâm đen, hư thối, sau đó cây chết khô. |
|
Thời gian từ khi có biểu hiện bị bệnh đến khi chết có thể kéo dài nhiều năm. Bệnh làm chết cả khóm hoặc chỉ chết 1-2 dây.
2.Tác nhân, điều kiện phát sinh phát triển
Do các loài nấm phát sinh từ đất như Fusarium sp., Pythium spp., Rhizoctonia spp kết hợp tuyến trùng gây nên. Đôi khi là sự gây hại riêng lẻ của nấm Phytophthora spp. vào hệ thống rễ tơ gây hiện tượng thối rễ tơ.
Bệnh xuất hiện và gây hại nặng trên những vườn tiêu bị ngập úng, thoát thủy kém, ít thoáng khí, bón thừa đạm.
3. Phòng trừ
Kết hợp nhiều biện pháp đồng bộ và sớm ngay từ khi thiết kế vườn, chuẩn bị cây giống, bởi vì nếu để đến lúc bệnh đã lan ra mới vội vã mua thuốc về xử lý thì không thể nào cứu chữa kịp.
Không lấy giống ở những vườn tiêu đã bị bệnh. Chọn giống tiêu có khả năng kháng bệnh tốt (giống Lada Belantung có sức chống chịu cao với bệnh).
Đất trồng tiêu nên chọn loại đất tơi xốp, đảm bảo ở độ sâu 50-60 cm không bị đọng nước. Thiết kế vườn, đào rãnh để vườn dễ thoát nước khi có mưa.
Thường xuyên vệ sinh vườn tiêu, làm sạch cỏ dại, cắt bỏ bớt các lá già, các dây lươn ở gốc để cho gốc tiêu thông thoáng.
Bón nhiều phân hữu cơ ủ hoai (15-20 kg/gốc/năm) và cân đối N,P,K,Ca, Mg.
Trong khi chăm xóc, làm cỏ, bón phân cố gắng tránh gây những vết thương cho gốc tiêu, rễ tiêu để hạn chế sự xâm nhập của nấm bệnh gây hại.
Các cây bị nặng cần đào bỏ, nhặt hết rễ tập trung tiêu hủy, rắc vôi 1 kg/hố để diệt mầm bệnh.
Phun thuốc ngừa nấm bệnh định kỳ một tháng một lần trong mùa mưa với các loại thuốc chứa hoạt chất: Tebuconazole: Folicur 250 EW;
Xử lý nấm đối kháng Trichoderma spp Vi - ĐK 109 bào tử/g; Trichoderma spp + K- + Fulvate + Chitosan + Vitamin B1: Fulhumaxin 5.15SC, 5.65SC, 6.15SC; Ningnanmycin: Diboxylin 2 SL, 4SL, 8SL; |
Theo Chi Cục BVTV tỉnh Lâm Đồng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|