|
|
Biện pháp phòng trừ Rệp sáp hại cà phê - 01/08/2012 |
|
Vào cuối mùa mưa chuyển sang mùa khô, rệp sáp phát triển tăng dần mật số, là loài sâu hại nguy hiểm cho cây tiêu, cà phê làm cho cây còi cọc, suy nhược, bị hại nặng có thể làm vườn cây lụi tàn và chết. |
|
RỆP SÁP PHẤN (Pseudococcus mercaptor – Homoptera – Pseudococcidae).
• + Rệp cái hình bầu dục không cánh, dài 4mm, trên mình có nhiều sợi sáp ngắn và dày màu trắng. Rệp đực mình thon dài 3mm có cánh, không có sáp, mắt đen to, râu và chân có nhiều lông ngắn.
• + Trứng hình bầu dục, rất nhỏ, dính với nhau thành ổ tròn, bên ngoài có lông tơ trắng bao phủ. Rệp non mới nở có màu hồng, chân khá phát triển để di chuyển, chưa có sáp.
• + Cách phá hại: Rệp cái đẻ trứng ở các kẻ lá, chùm hoa và quả non. Rệp tập trung từng đám ở kẻ lá, chồi non, các cuống của chùm hoa, quả.
• Mùa khô rệp bò xuống sống ở gốc cây. Nhựa cây và chất dịch do rệp tiết ra làm thức ăn cho loài nấm Bornetinia corium phát triển, sợi nấm đan thành tổ bao che rệp. Rệp chích hút rễ và gốc cây làm rễ phát triển kém, cây sinh trưởng yếu, lá vàng có thể bị chết dần.
• Rệp sáp phấn cũng tiết dịch làm môi trường cho nấm bồ hóng đen phát triển dẫn dụ kiến đến.
• Rệp chích hút nhựa làm hoa quả khô rụng.
Phòng trừ:
- Trồng 1-2 vụ phân xanh trước khi trồng cà phê để hạn chế rệp phá hại.
- Phun trừ rệp sáp trên cây bằng : Careman 40EC, Canon 100SL, Fentox 25EC, Anitox 50SC, Ace 5EC, Ca-Hero 585EC.
- Trừ rệp dưới gốc bằng tưới các dung dịch kể trên hoặc rải thuốc hạt :Catodan 10H, Palm 5H, Cazinon 10 H |
KS.Võ Hùng Chí |
Theo CPC |
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT BÀI VIẾT |
|
|
|
|