|
|
Ứng dụng ghép cà chua - một sáng kiến đem lại lợi ích thiết thực cho nông dân - 07/07/2012 |
|
TS Ngô Quang Vinh, trưởng phòng nghiên cứu cây thực phẩm (Viện KHKT nông nghiệp miền Nam) cho biết, qua nhiều năm nghiên cứu và chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, đến nay quy trình ghép cà chua phòng bệnh héo rũ đã được phổ biến trong dân |
|
Đến nay, 100% diện tích trồng cà chua ở Lâm Đồng đã áp dụng kỹ thuật này, có khoảng 6.000 - 7.000 ha trồng cà chua sử dụng cây ghép (khoảng 100% diện tích cà chua của tỉnh). Vấn nạn héo rũ hoành hành trên “vương quốc” cà chua đã được thanh toán sau 60 năm nông dân vất vả chống chọi.
Cây cà chua ghép cho năng suất tăng từ 40 - 50 tấn lên 60 - 70 tấn/ha, giá trị sản lượng hàng năm tăng thêm 420 tỷ đồng (20 tấn/ha x 7.000 ha x 3 triệu đồng/tấn). Số trại ghép cà chua tại Lâm Đồng hiện có khoảng 80 trại, số trại ghép nhiều nhất thế giới. Và giá bán cây cà chua ghép ở Lâm Đồng hiện đang ở mức rẻ nhất thế giới.
TS Ngô Quang Vinh cho biết, tại Mỹ cây cà chua ghép bán với giá 0,6 - 0,9 USD/cây, còn tại Lâm Đồng thì với 0,6 USD mua được 21 - 22 cây cà chua ghép. Như vậy Việt Nam đã thành công trong việc ghép và trồng cà chua bằng cây ghép.
Theo TS Ngô Quang Vinh, ngoài cà chua (hay dưa hấu), chúng ta còn khá nhiều đối tượng có thể áp dụng biện pháp ghép để phòng trừ bệnh như cà tím, ớt, bầu, bí... Cũng có thể ghép nâng cao sức đề kháng cây trồng hoặc tăng tính chịu hạn, nâng cao năng suất. Trong công tác sưu tầm bảo tồn giống cần chú ý giống có khả năng kháng bệnh, sức sống mạnh, nhất là chịu hạn để tuyển chọn làm gốc ghép. |
Theo trangvangnongnghiep.com |
|
|
|
|
|
|
|
|
|