Get the Flash Player to see this player.
Tin tức - Sự kiện » Tin trong ngành
Giải pháp nào ổn định vùng mía nguyên liệu? - 13/07/2012
 So với một số cây trồng khác, mía là loại cây trồng phát triển khá ổn định với những vùng chuyên canh có diện tích, năng suất cao. Thế nhưng, hàng năm, người trồng mía lại luôn phải đối mặt với những rủi ro thường trực từ chuyện vỡ đê, cho đến lũ về sớm gây ngập úng và cả sự bấp bênh của giá cả tiêu thụ. Làm gì để ổn định vùng nguyên liệu mía đường là những vấn đề được đặt ra cho cả người trồng mía, ngành nông nghiệp và các nhà máy chế biến.
 NGUY CƠ GIẢM DIỆN TÍCH

Kết thúc niên vụ mía đường 2011-2012, ở tỉnh Sóc Trăng, dù diện tích gieo trồng giảm gần 250ha so với vụ trước, nhưng nhờ kỹ thuật thâm canh cao đưa năng suất bình quân 99,68 tấn/ha nên sản lượng mía của tỉnh tăng trên 66.000 tấn so với niên vụ trước. Tuy nhiên, đây là niên vụ kém vui với nông dân vì giá mía nguyên liệu giảm 150 đồng/kg so với niên vụ trước và mỗi héc-ta mía đã giảm gần 15 triệu đồng.
Tăng năng suất, chữ đường, giảm chi phí để tăng hiệu quả sản xuất cho người trồng mía.
Nông dân Huỳnh Quốc Tỏn, Tổ trưởng Tổ hợp tác Trồng mía ấp Văn Sáu, xã Đại Ân I, huyện Cù Lao Dung, cho biết: “Niên vụ mía vừa qua, nếu tính hết cả chi phí thu hoạch, vận chuyển, mỗi ha mía cần từ 100 - 110 triệu đồng. Vì vậy, nếu chỉ đạt năng suất 110 tấn/ha và giá bán 1.000 đồng/kg thì người trồng mía mới chỉ hòa vốn”. Năm nay, nhờ tăng công suất ép lên 2.700 tấn mía/ngày, nên kết thúc niên vụ, Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng ép được 422.000 tấn mía, cao hơn 52.000 tấn so với niên vụ trước và đạt trên 38.000 tấn đường. Giá mía do nhà máy thu mua bình quân cả vụ là 1.152 đồng/kg (đầu vụ 1.050 đồng, cuối vụ 1.190 đồng). Chữ đường mía năm nay đạt bình quân 9,92 CCS, cao hơn 0,56 CCS so với năm ngoái. Chữ đường cao nhờ mía đưa về tới nhà máy là được đưa vào ép ngay. Ông Cổ Trí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty mía đường Sóc Trăng, khuyến cáo: “Để đảm bảo mía khi thu hoạch đạt chữ đường cao nhất, nông dân có thể gởi mẫu đến nhà máy đo chữ đường trước khi quyết định đốn bán”.
Trong 2 niên vụ gần đây, do thời tiết thất thường như: mưa lớn kéo dài, lũ cao về sớm và triều cường dâng cao làm vỡ đê đã gây ngập úng cho 2 vùng nguyên liệu mía trọng điểm của tỉnh Sóc Trăng là Mỹ Tú và Cù Lao Dung. Ông Lê Văn Đáng, Phó Chủ tịch UBND huyện Mỹ Tú, băn khoăn: “Theo kế hoạch, từ nay đến năm 2015, huyện Mỹ Tú sẽ giữ khoảng 3.750ha đất mía nhưng điều này xem ra rất khó thực hiện. Nguyên nhân chính là do thu nhập từ cây mía đã không còn hấp dẫn so với một số cây trồng khác, đặc biệt là cây lúa. Do đó, nếu không có hệ thống đê bao ngăn lũ, đầu tư giống mới và phương thức thu mua trong những năm tới diện tích mía của huyện sẽ còn giảm mạnh”. Theo báo cáo của Phòng NN&PTNT huyện Mỹ Tú, ngay ở niên vụ mía 2012-2013, diện tích mía của huyện đã giảm gần 210ha. Tại huyện Long Phú, diện tích mía ở niên vụ này cũng đã giảm trên 200ha, xuống chỉ còn 631ha. Ông Lê Cường, Phó chủ tịch UBND huyện Long Phú, nhận định: “Diện tích mía của huyện đã giảm liên tục mấy năm nay do người dân đã ban đất mía ra trồng lúa và sẽ còn tiếp tục giảm nếu hiệu quả từ cây mía cứ tiếp tục thấp”.
Theo ông Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Trung tâm giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng, rủi ro trong tiêu thụ vẫn còn rất lớn do có tới 1/2 diện tích mía không được bao tiêu sản phẩm. Thiếu hụt nhân công, phương tiện vận chuyển mỗi khi vào vụ thu hoạch rộ khiến việc tiêu thụ không kịp thời làm giảm chữ đường trong mía. Ông Huỳnh Ngọc Vân chỉ rõ: “Chính phương thức hợp đồng thu mua chưa được cụ thể, rõ ràng, nghiêm túc đã dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu-thừa, thiếu nguyên liệu lúc đầu vụ, thừa nguyên liệu lúc thu hoạch rộ. Thực tế cho thấy, lượng mía thu hoạch rộ trong khoảng từ tháng 11 của năm trước đến tháng 2 năm sau nên rất dễ gây nên tình trạng ứ đọng nguyên liệu, làm giảm chất lượng mía nếu không được tiêu thụ kịp thời”. Giá mía năm nay đã thấp hơn năm rồi 150 đồng/kg, nhưng chi phí đã tăng lên rất nhiều và hiện đã vào khoảng 100-110 triệu đồng/ha.

ỔN ĐỊNH VÙNG NGUYÊN LIỆU: CÁCH NÀO?

Tiềm năng năng suất cây mía Sóc Trăng và cả ĐBSCL còn rất lớn. Vấn đề hiện nay là bố trí quy hoạch như thế nào để tránh xảy ra tình trạng khủng hoảng thiếu- thừa.
Ông Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Trung tâm giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng, nhận định: “Chúng ta không sợ thiếu nguyên liệu. Chỉ cần tăng năng suất mía lên 130 tấn/ha và tăng CCS thì khoảng 3 8.000-10.000ha là đáp ứng được nhu cầu chế biến cho nhà máy”. Theo ông Huỳnh Ngọc Vân, chỉ những vùng có điều kiện đầu tư thâm canh gắn với hợp đồng bao tiêu mới khuyến khích phát triển cây mía, còn những vùng khác thì khuyến khích chuyển đổi sang cây trồng khác. Để tăng thêm 1 CCS, không những không tốn thêm chi phí mà còn giảm được lượng phân urê sử dụng. Nông dân Huỳnh Quốc Tỏn cũng khẳng định, muốn nâng cao năng suất, chữ đường là không khó. Vấn đề là đầu tư hệ thống thủy lợi, thay đổi giống mới, áp dụng quy trình sản xuất hiện đại.
Ông Cổ Trí Dũng, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Sóc Trăng, đồng tình với việc cần quy hoạch lại vùng nguyên liệu mía, vì hiện nay, tại các vùng nguyên liệu đã có sự thay đổi khá nhiều, khiến việc đầu tư của nhà máy cũng khó khăn. Ông Cổ Trí Dũng đề xuất: Việc quy hoạch phát triển vùng nguyên liệu nên tập trung mạnh vào việc gia tăng CCS, không quá chú trọng vào năng suất. Bởi vì bất kỳ nhà máy nào cũng cần đường nhiều chứ không phải nhiều mía. Hơn nữa, theo quy định của Bộ NN&PTNT, giá mua mía của các nhà máy phải tính theo chữ đường. Thực tế cho thấy, việc gia tăng CCS là rất hiệu quả. Tại các tỉnh phía Bắc, dù năng suất mía chỉ đạt 60 tấn/ha, nhưng với chữ đường ở mức 14-16CCS, giá bán chỉ 900 đồng/kg (loại 10CCS), người trồng mía vẫn có lời cao hơn.
Vấn đề giảm chi phí sản xuất, kỹ sư Dương Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh Sóc Trăng, nhận xét: “Chỉ riêng chi phí đào hộc và giống đã chiếm khoảng 25% tổng chi phí sản xuất. Để giảm chi phí này, cách tốt nhất là trồng mía lưu gốc. Tuy nhiên, nhiều nơi, do hệ thống thủy lợi chưa đồng bộ và khép kín nên việc lưu gốc rất khó khăn”. Vì vậy, theo kỹ sư Dương Minh Hoàng, trọng tâm của công tác khuyến nông đối với cây mía sẽ tập trung vào việc tăng chữ đường và chống trổ cờ cho cây mía. Ngoài ra, Trung tâm sẽ tiến hành trình diễn mô hình giống mía mới xen cây màu, cánh đồng mẫu và cố gắng đưa cơ giới vào sản xuất. Điều nông dân và ngành quản lý quan tâm chính là chính sách đầu tư vùng nguyên liệu và giá cả hợp đồng bao tiêu sản phẩm từ các nhà máy. Theo các ý kiến đề xuất, các nhà máy đường nên mở thêm diện tích hợp đồng bao tiêu theo công suất của nhà máy để có thể điều tiết việc thu hoạch mía một cách phù hợp, không để xảy ra ứ đọng mía trong dân hay tại nhà máy, gây thất thoát lãng phí. Đối với mối liên kết nông dân-thương lái-nhà máy trong chuỗi giá trị sản xuất, thương lái chỉ nên đóng vai trò thu gom, vận chuyển và hưởng hoa hồng từ nhà máy. Giá cả phải do nhà máy ký kết trực tiếp với nông dân. Có như vậy, nông dân mới đảm bảo được hiệu quả sản xuất và nhà máy mới có vùng nguyên liệu ổn định.
Một ý kiến khác đặt ra để lãnh đạo các tỉnh, ngành nông nghiệp có vùng nguyên liệu mía suy nghĩ là: “Các nhà máy đường đã ngồi lại với nhau để định giá mua mía, sao các tỉnh có trồng mía lại không thể ngồi lại với nhau để tính toán lại diện tích, năng suất, chữ đường làm đối trọng với nhà máy?”. Theo ông Huỳnh Ngọc Vân, Giám đốc Trung tâm giống cây trồng tỉnh Sóc Trăng, không trồng mía, nông dân vẫn có thu nhập từ cây trồng khác. Nhưng không có mía nguyên liệu, nhà máy sẽ không thể hoạt động được. Đây cũng là giải pháp nhằm giúp ổn định diện tích cũng như giá mía, đảm bảo lợi nhuận cho nông dân.


Bài, ảnh: XUÂN TRƯỜNG
Theo báo Cần Thơ
 
Các bài viết mới
  Chính thức triển khai việc miễn thuế thu nhập cá nhân 2012 - ()
  Xây dựng cánh đồng mẫu lớn cho lúa nàng thơm Chợ Đào - ()
  TÌNH HÌNH SINH VẬT HẠI LÚA (Từ 10/08-16/08/2012) - ()
  Tỉnh lâm Đồng:Thông báo tình hình sâu bệnh hại kỳ 3 tháng 7 năm 2012 - ()
  Căng Thẳng Dịch Bệnh Cây Trồng - ()
  Đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế - ()
  Xuất khẩu cà phê hay ván bài lật ngửa - ()
  Để cánh đồng mẫu lớn thật sự lớn - ()
  Thị trường lúa gạo ĐBSCL sôi động trở lại - ()
  Sóc Trăng: hành tím bất ngờ tăng giá - ()
Các bài viết khác
  Ứng dụng ghép cà chua - một sáng kiến đem lại lợi ích thiết thực ... - ()
  Giống Ớt lai Long Định 3 - ()
  Sầu riêng Ri-6 - S2VL - ()
  Thanh long ruột đỏ Long Định 1 - ()
  Ngăn chặn dịch bệnh trên cây có múi: Một xã bị thiệt hạt hơn nửa ... - ()
  Vẫn chưa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân - ()
  Cần củng cố thương hiệu cà phê Đà Lạt - ()
  Cà phê Việt Nam đang bị “chê” đắt - ()
  Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hạt tiêu - ()
  60% số táo nhập khẩu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Logo CPC phần ý nghĩa
Logo CPC phần ý nghĩa
Cajet M10
Lễ ra mắt Logo CPC
Molucide 6G
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss