Get the Flash Player to see this player.
Tin tức - Sự kiện » Tin trong ngành
Ngăn chặn dịch bệnh trên cây có múi: Một xã bị thiệt hạt hơn nửa diện tích - 07/07/2012
Xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách (Sóc Trăng) mấy năm về trước được mùa cam, bưởi nên bà con nông dân khá lên. Nhưng gần đây cây có múi bị bệnh nghiêm trọng khiến bà con rơi vào tình cảnh khó khăn.
Ông Nguyễn Văn Vũ, Chủ tịch xã Xuân Hòa cho biết: “Gần đây cây cam sành, cây trồng chủ lực của xã bị bệnh suy kiệt, chỉ còn cam nước (cam trái nhỏ) nên nhiều bà con lao đao. Có nhiều nhà vườn mới trồng vài ba năm, tốn tiền cây giống, phân bón, công chăm sóc mà chưa thu hoạch được gì. Nay không biết phải làm sao trước tình cảnh này. Địa phương xã đã mất đi hơn một nửa diện tích, khoảng trên ba trăm ha, vì cây bệnh và tương lai còn có khả năng mất nhiều hơn, nếu không chặn đứng được dịch bệnh”.

Trước tình cảnh này, chúng tôi đã mời PGS. TS Nguyễn Minh Châu, Viện trưởng Viện Nghiên cứu cây ăn quả miền Nam và cán bộ của Viện cùng về địa phương khảo sát thực trạng dịch bệnh của cây tại một số nhà vườn.
PGS.TS Nguyễn Minh Châu đang khảo sát một vườn cam sành bị bệnh của xã Xuân Hòa

Qua khảo sát thực tế một số vườn cây, trao đổi với bà con nông dân trồng cam, bưởi tại địa phương về những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này, PGS.TS Nguyễn Minh Châu cho biết: “Khi bà con thấy trên lá không còn xanh, có hiện tượng ngả vàng, lại xuất hiện những đốm xanh đậm không đều thì đây là dấu hiệu của bệnh Greening, mà người ta quen gọi là bệnh vàng lá hay bệnh vàng bạc. Bệnh này được phát hiện đầu tiên từ bên Trung Quốc. Một thời gian sau dịch bệnh được phát hiện là đã có ở các nước phía Nam, rồi có ở cả phía Đông, tấn công đến cả những vườn cam nước Mỹ.

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng bệnh cây ở đây có thể do cây giống lúc mưa đã nhiễm bệnh này rồi, hoặc là do bị lây nhiễm từ các cây bị bệnh trồng ở gần bên cạnh và tác nhân lây lan là do rầy chổng cánh (côn trùng nhỏ, khi đậu chúc đầu xuống) chích từ cây có bệnh sang cây sạch bệnh. Ngoài bệnh vàng lá Greening, tôi còn quan sát thấy cây bị bệnh còn do nấm Phytopthora gây ra. Điều này do bà con trong lúc trồng đã đặt cây giống sâu xuống đất quá, nên cây rất dễ bị nấm bệnh tấn công”.

Có thể nói bà con trong vùng nhỏ này chưa có kinh nghiệm trồng cam, quýt, bưởi; mặc dù từ lâu, tivi, báo chí đã thường xuyên đưa rất nhiều chỉ dẫn, khuyến cáo của các nhà khoa học về căn bệnh vàng lá Greeening trên cây có múi. Đề cập cách phòng trị, PGS.TS Nguyễn Minh Châu cho biết, đối với bệnh vàng lá, hiện nay không có thuốc đặc trị, không thể trị được mà chỉ có phòng bệnh, hạn chế bệnh lây lan. Nếu muốn lập lại vườn cam sành có hiệu quả, bà con phải triệt để làm như sau: (i) phải đốn bỏ tất cả các cây đã bị bệnh trong khoảng cách ít nhất 50m, rồi mua cây giống sạch bệnh (không có cây kháng bệnh, chỉ có cây sạch bệnh) về trồng lại. Có gắng trồng trong tháng mà mật số rầy chổng cánh (RCC) thấp, đó là các tháng mùa khô. (tháng 11, 12, tháng 1) (ii) Trước khi trồng xịt thuốc trừ RCC và sau mỗi 2 tháng lại xịt tiếp thuốc trừ RCC. Thời gian sau, mỗi tháng phải xịt thuốc lên đọt non của cây để phòng trừ RCC tấn cống.

Ngoài ra, kinh nghiệm của một số nhà vườn trồng cam, người ta còn trồng hàng rào cây hạn chế rầy hoặc trồng xen ổi, vì ổi là loại cây mà RCC không thích. Trong tương quan môi trường, ông Nguyễn Minh Châu còn lưu ý thêm bà con, nếu chung quanh có cây nguyệt quới (nguyệt quế) thì nên đốn bỏ, hoặc cũng thường xuyên xịt thuốc trừ RCC lên đọt nguyệt quới vì đây là cây RCC ưa thích. Để học hỏi kinh nghiệm, bà con có thể đến mô hình Dự án JICA ở Sóc Trăng, do Viện thực hiện. (Xin liên hệ với Trạm Khuyến nông huyện Kế Sách để đến thăm mô hình về làm).

Còn về cây giống, đa phần bà con cho biết là họ mua cây chở dưới ghe của thương lái không rõ địa chỉ. Họ vào tận vườn để bán cho bà con và điều này cũng góp phần gây hậu quả cho nhà vườn. Nhìn cây giống tuy xanh nhưng thực chất là cây đã nhiễm bệnh. Vì vậy, nếu muốn trồng lại, bà con không nên mua cây trôi nổi với ý nghĩ cho tiện và chọn giá rẻ. Có thể bà con nên đến Viện CĂQMN hoặc các trung tâm giống của tỉnh để mua về trồng. Cây giống tuy có đắt hơn, nhưng là cây giống sạch bệnh.

Cây có múi có thị trường tiêu thụ ổn định. Tuy nhiên, tình hình bệnh vàng lá trên cây rất phổ biến; muốn có vùng chung quanh tuyệt đối sạch bệnh là rất khó. Cho nên, đối với vùng đang bị bệnh nặng như xã Xuân Hòa, huyện Kế Sách, ông Nguyễn Minh Châu có ý kiến như sau: Bà con phải chấp nhận chọn cây trồng sống chung với bệnh vàng lá bằng cách:

“ Bà con đừng trồng bưởi Năm Roi, cam sành, quýt đường ở những vùng đang có nhiều cây thuộc các giống này bị bệnh hiện diện, mà nên thay đổi trồng bưởi da xanh. Bởi bưởi da xanh có những ưu điểm là dẫu có bị tấn công, cây vẫn có thể cho trái một thời gian dài hơn các giống cây có múi khác vừa đề cập. Mặt khác, bưởi da xanh trái lớn mà giá bưởi da xanh lại mắc hơn bưởi Năm Roi rất nhiều. Nên thay đổi trồng các cây ăn trái khác như mít siêu sớm, thanh long đỏ, xoài ăn xanh; những thứ này có năng suất thu hoạch rất cao”.

Theo ông Nguyễn Minh Châu, bà con nên làm sớm, chớ để như hiện trạng thì rất phí. Vùng trồng đã bị nhiễm bệnh vàng lá quá nặng; chỉ trông chờ mấy trái cam nước thì để làm gì? Viện không hỗ trợ được vốn cho bà con; nhưng để giúp bà con nhà vườn, ông Nguyễn Minh Châu còn có thêm ý kiến: “Nếu bà con cần hỗ trợ kỹ thuật thì chúng tôi sẽ đến giúp ngay để trồng lại. Mong bà con sớm làm lại vườn, để nâng cao đời sống gia đình”.
THẠCH THẢO
Theo NNVN
 
Các bài viết mới
  Đảm bảo quyền lợi người tham gia bảo hiểm y tế - ()
  Xuất khẩu cà phê hay ván bài lật ngửa - ()
  Để cánh đồng mẫu lớn thật sự lớn - ()
  Thị trường lúa gạo ĐBSCL sôi động trở lại - ()
  Sóc Trăng: hành tím bất ngờ tăng giá - ()
  Giải pháp nào ổn định vùng mía nguyên liệu? - ()
  Ứng dụng ghép cà chua - một sáng kiến đem lại lợi ích thiết thực ... - ()
  Giống Ớt lai Long Định 3 - ()
  Sầu riêng Ri-6 - S2VL - ()
  Thanh long ruột đỏ Long Định 1 - ()
Các bài viết khác
  Vẫn chưa đảm bảo lợi nhuận cho nông dân - ()
  Cần củng cố thương hiệu cà phê Đà Lạt - ()
  Cà phê Việt Nam đang bị “chê” đắt - ()
  Việt Nam tiếp tục duy trì vị trí số 1 về xuất khẩu hạt tiêu - ()
  60% số táo nhập khẩu có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật - ()
  Hạt tiêu khó giảm giá dù nguồn cung dồi dào - ()
  Đồng bằng sông Cửu Long phát triển vườn trái cây tiêu chuẩn GAP - ()
  Hiệu Quả Bước Đầu Trong Phòng Trừ Bệnh Chổi Rồng Trên Cây Nhãn - ()
  Trồng ớt xanh Hàn Quốc lãi 300 triệu đồng/ha - ()
  Vải chính vụ Hải Dương đạt 13.000 đồng/kg - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Lễ ra mắt Logo CPC
Lễ ra mắt Logo CPC
Logo CPC phần ý nghĩa
Molucide 6G
Cajet M10
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss