|
Một điểm thu mua mít Thái tại xã Cẩm Sơn (huyện Cai Lậy). Ảnh: Vân Anh |
Các hoạt động hỗ trợ bao gồm các khóa tập huấn; huấn luyện; khảo sát thực tế; nghiên cứu thị trường, xuất khẩu và đóng gói xuất khẩu; đàm phán ký hợp đồng thương mại quốc tế; phát triển sản phẩm... Các địa phương sẽ hoàn thành đề cương chi tiết đề xuất các phương án hỗ trợ đào tạo dựa trên thông tin cơ bản được Ban quản lý dự án đưa ra và gửi về đến cuối tháng 12-2013. Đến ngày 15-1-2014, kế hoạch hỗ trợ đào tạo dài hạn với 3 mặt hàng chủ lực trên sẽ được triển khai.
Ông Alain Chevalier, Cố vấn chương trình nói rằng, hoạt động xúc tiến thương mại tại các trung tâm xúc tiến đủ mạnh thì mới có thể hỗ trợ cho các DNNVV. Dự kiến trong thời gian đầu dự án sẽ hỗ trợ đào tạo cho các trung tâm xúc tiến rồi các trung tâm sẽ nhân rộng mô hình, nhưng qua khảo sát, nhiều doanh nghiệp rất muốn được hỗ trợ nên dự án sẽ tập trung ở cả phía các nhà quản lý và phía doanh nghiệp.
Ông nói: “Khi chúng tôi hoàn thành bảng đánh giá tiềm năng xuất khẩu dựa trên thế mạnh của vùng, xác định được ngành hàng nào chủ lực cần được hỗ trợ thì các hoạt động xúc tiến trong khuôn khổ dự án sẽ chính thức diễn ra, có thể các mặt hàng trên đây sẽ là những mặt hàng nằm trong gói hỗ trợ của dự án. Dự kiến khoảng 2,5- 3 tháng tới chúng tôi sẽ chính thức công bố bảng đánh giá đối với khu vực ĐBSCL”.
Chương trình nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu cho các DNNVV Việt Nam thông qua hệ thống xúc tiến thương mại địa phương do Thụy Sĩ tài trợ với tổng số vốn hơn 3,89 triệu đô la Mỹ, triển khai trong giai đoạn 2013-2017. Chương trình này nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh cho DNNVV thông qua việc tăng cường năng lực cho các trung tâm xúc tiến thương mại địa phương; hỗ trợ thành lập hội đồng xuất khẩu quốc gia và tăng cường năng lực cho Cục Xúc tiến thương mại.
|