|
|
Cách phòng trừ Thối củ sau thu hoạch và bệnh Thối củ trên cây khoai mì - 24/11/2012 |
|
Khoai mì cần đất tơi xốp, sâu để rễ, củ phát triển. Tuy nhiên trong thực tế sản xuất, bà con cần chú ý phòng trừ bệnh Thối củ sau thu hoạch và bệnh Thối củ trên cây khoai mì như sau |
|
BỆNH THỐI CỦ SAU THU HOẠCH (do các loại nấm Mucor mucedo, Rhizopus nigricans)
Nấm xâm nhập vào củ từ các vết thương khi thu hoạch, tạo thành các vết bệnh màu nâu, chỗ bị bệnh mềm nhũn và có mùi rượu. Trên mặt vết bệnh thường sinh lớp sợi nấm màu trắng, sau chuyển màu đen. Gặp điều kiện thuận lợi nấm phát triển rất nhanh, làm thối phần lớn củ hoặc nguyên củ trong vài ngày
Các nấm trên phát triển thích hợp ở nhiệt độ tương đối cao, từ 23-29 độ C, nấm chết ở 35 độ C trong 10 phút
Nấm tồn tại trong củ và tàn dư cây dưới dạng phân sinh bào tử. Củ bị xây xát và bảo quản trong điểu kiện nóng ẩm rát dễ bị bệnh
Phòng trừ:
+Khi thu hoạch tránh làm vủ xây xát
+Trước khi bảo quản nhúng củ vào nước nóng 35 độ C trong 10 phút và phơi khô
BỆNH THỐI CỦ (do nấm Phytophthora sp.-Phycomycetes)
Trên củ và cuống rễ, nấm gây thanh hang vết nâu có hình dạng không cố định, chỗ bị bệnh thối mềm và tiết ra chất dịch có mùi hôi. Trên bề mặt vết bệnh nhiều khi sinh lớp tơ nấm màu trắng, sau chuyển màu đen. Cây bị thối củ sinh trưởng kém, có thể chết. Bệnh phát sinh từ khi củ mới hình than nhưng thường phát triển gây hại nặng khi củ lớn đến thu hoạch. Trên lá, bệnh tạo than các vết cháy màu nâu
Bệnh phát sinh trong điều kiện mưa nhiều, thoát nước kém. Nấm tồn tại trong đất, xâm nhập vào củ qua các vết thương. Hiện chưa có giống Khoai mì kháng bệnh
Phòng trừ:
+Thay đổi loại cây trồng khác trên vùng đất đã nhiễm bệnh do nấm Phytophthora sp.
+Không để đất quá ẩm ướt hoặc đọng nước trong mùa mưa
+Phun thuốc trừ nấm bệnh Cajet M10 72WP
|
Hữu An |
Theo CPC |
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT BÀI VIẾT |
|
|
|
|