|
|
Bệnh sọc lá trên Bắp (ngô) - 25/09/2012 |
|
Trên lá, các vệt bệnh màu vàng và vàng sáng, nằm rải rác trên khắp bề mặt phiến lá. Toàn bộ phiến lá chuyển thành màu xanh đậm hơn các cây khoẻ.Trên lá, các vệt bệnh màu vàng và vàng sáng, nằm rải rác trên khắp bề mặt phiến lá. Toàn bộ phiến lá chuyển thành mầu xanh đậm hơn các cây khoẻ. |
|
I.Bệnh virus sọc lá ngô (Maize streak virus)
1. Đặc điểm nhận biết
- Trên lá, các vệt bệnh màu vàng và vàng sáng, nằm rải rác trên khắp bề mặt phiến lá. Toàn bộ phiến lá chuyển thành màu xanh đậm hơn các cây khoẻ. Khi ngô già các vùng bị bệnh chuyển thành màu nâu hoặc có màu đỏ, chết từng đám. Vào cuối giai đoạn sinh trưởng của ngô trên tất cả các lá ngô đều có các vết sọc. Triệu chứng điển hình là các gân lá ở mặt dưới dày lên. Trên rễ các cây bị bệnh nặng xuất hiện các đám tế bào bị chết dài vào khoảng 1 cm, toàn bộ hệ thống các rễ yếu đi. Các rễ con bị chết sớm
2. Tác nhân gây bệnh
- Bệnh do virus Maize streak gây nên. Virus gây bệnh truyền bệnh chủ yếu bằng con đường môi giới là các loại rầy Calligypona pellucida, C.marginata, C.propinqua…Virus phát triển mạnh trong điều kiện nhiệt độ từ 17 – 24oC.
3. Biện pháp phòng trừ:
- Dùng giống chống bệnh
- Gieo ngô đúng thời vụ
- Phun thuốc trừ môi giới truyền bệnh bằng các loại thuốc đặc hiệu: Cypermethrin, Dimethoate, Nereistoxyn, …
II.Bệnh sọc lá ngô: tên tiếng Anh là Downy Mildew do nấm Peronosclerospora sorghi gây ra.
Nấm bệnh tồn tại vài năm trong đất. Gặp điều kiện thích hợp là ẩm độ cao và nhiệt độ cao (24-35oC) chúng nẩy mầm và xâm nhập vào những phần nằm dưới mặt đất của cây con. Nhiệt độ thấp nấm bệnh không phát triển. Nấm bệnh trên lá cây bệnh sẽ phát tán đi theo gió.
Triệu chứng của bệnh là: Lá ngô có sọc vàng hoặc trắng dọc theo phiến lá từ gốc lá ra chóp lá. Lá hẹp hơn bình thường, đứng, có thể bị rách. Những sợi tơ nấm màu trắng phát triển ở cả hai mặt của phiến lá. Cây bệnh bị vàng đi, sinh trưởng kém, không cho trái hoặc trái không hạt. Triệu chứng có thể thay đổi tuỳ theo giống.
Theo kết quả nghiên cứu của bà Trần Thị Thu Thuỷ (Đại học Cần Thơ), năm 2006, bệnh sọc lá ngô (Downy Mildew) là một trong những bệnh quan trọng trên bắp đã được ghi nhận trên thế giới. Gần đây bệnh đã xuất hiện và gây hại đáng kể ở đồng bằng Sông Cửu Long. Thất thu năng suất có nơi lên đến 100%.
Được biết, tháng 4-5/2004 bệnh đã gây hại trên những ruộng bắp nếp nù địa phương tại Tân Triều, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai. Vụ Hè thu 2005 bệnh gây hại nặng trên những ruộng bắp thức ăn chăn nuôi ở Đông Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Cùng thời gian này bệnh cũng gây hại cho những vùng chuyên canh bắp nếp ở Vĩnh Long, Cần Thơ, An Giang, Đồng Tháp. Tại tỉnh Tiền Giang bệnh đã bắt đầu xuất hiện từ tháng 4-5/2005 trên giống bắp ngọt trồng tại Hoà Tịnh, Chợ gạo; tuy nhiên diện tích bị thiệt hại chỉ 5-10 ha, đài truyền hình Tiền Giang đã có phóng sự phản ảnh vấn đề này. Trong các tháng 5-6/2006, bệnh sọc lá cũng đã gây hại cho khoảng 100 ha bắp nếp của huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) nông dân phải huỷ bỏ.
Thực tế cho thấy bệnh gây hại trên hầu hết các giống bắp nếp như giống bắp nù địa phương, các giống bắp nếp lai F1, nhiều giống bắp thức ăn gia súc và một số giống bắp ngọt cũng bị nhiễm bệnh này.
Theo kinh nghiệm và khuyến cáo của Bộ phận hạt giống Cty Syngenta, để phòng trừ bệnh này bà con nông dân nên trộn giống với thuốc trừ nấm Ridomil Gold (15 gr/ 1kg hạt giống) trước khi gieo để bổ sung lượng thuốc bao quanh hạt giống. Những nơi áp lực bệnh nặng, phải xịt thuốc Ridomil (nồng độ, liều lượng theo hướng dẫn trên bao bì ) khi cây mới mọc được 7 ngày sau đó xịt lần thứ hai khi cây được 20-25 ngày.
Biện pháp phòng trừ
Tiêu diệt nguồn bệnh trên tàn dư ở đất, do đó sau khi thu hoạch cần dọn sạch thân lá. Trong thời gian sinh trưởng của cây trên đồng ruộng, một số cây con bị bệnh sớm cần nhổ bỏ đem đốt hoặc chôn vùi thật kỹ để tránh lây lan nguồn bệnh.
Luân canh ngô với các cây trồng khác như lúa, cây họ cà, rau. Tránh trồng luân canh với kê, cao lương.
Hạt giống chọn lọc tốt có sức nảy mầm mạnh, có thể xử lý thuốc bột TMTD để bảo vệ hạt khi gieo vào đất có nguồn bệnh cũ. Theo kết quả nghiên cứu của Học viện Nông Lâm (1961 - 1962) xử lý ngô bằng axit sunfuric 0,2% cũng có tác dụng tốt để phòng trừ bệnh bạch tạng ngô. Khi ruộng ngô mới chớm phát bệnh, để tránh lan rộng có thể phun thuốc Boocđô 1%; Aliette 80WP (0,3%); Rhidomil MZ 72BHN (2,5 kg/ha); Zineb (2,5 kg/ha); Antracol 80WP (0,3%).
|
Theo CPC |
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT BÀI VIẾT |
|
|
|
|