Get the Flash Player to see this player.
Tin tức - Sự kiện » Tin hoạt động
Câu chuyện về sản phẩm CAJET M10 trên vườn tiêu Ba Công - 24/08/2012
Bệnh chết nhanh luôn là vấn nạn lớn cho người trồng tiêu.  Bộ phận Nghiên cứu Phát triển sản phẩm của CPC đã đưa ra một giải pháp phối trộn giữa Cajet M10 72WP và Nustar 40EC để phòng trị bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu dựa trên những ưu điểm của từng loại thuốc
Đoàn công tác của CPC ghé thăm trang trại của anh Ba Công vào thời điểm cây hồ tiêu vùng miền Đông và cao nguyên Gia Lai – Kom Tum chết hàng loạt vẫn còn đang làm xôn xao những nhà vườn trồng tiêu.
Cây hồ tiêu bén rễ đất miền Đông và cao nguyên Nam Trung bộ từ hơn 30 năm nay, và đã được khẳng định là loại cây trồng mang lại lợi ích kinh tế lớn không hề thua kém các loại cây công nghiệp chủ lực khác như café, cao su, điều…và cũng như bao loại cây trồng khác, dịch hại vẫn là mối lo hàng đầu của nhà nông, trong đó, phải kể đến bệnh chết nhanh do nấm Phytophthora parasitica, chết chậm do nấm Fusarium oxysporum gây ra, đều là những loại nấm sống trong đất bị ngập úng, thoát nước kém, ít thoáng khí, bón thừa đạm…

Vườn tiêu của anh Ba Công đang ở độ tuổi sung sức đã được chủ nhân thừa nhận là có dấu hiệu của bệnh chết nhanh, chết chậm mặc dù được chăm sóc khá kỹ.
Là một trí thức Sài Gòn chính gốc, nhưng anh Ba Công lại mê trồng trọt, mê đất đai ruộng vườn nên đã chọn Bình Phước để lập trang trại ở độ tuổi 50, khi những trãi nghiệm cuộc đời đã chín. Cùng với cao su, điều, chôm chôm….vườn tiêu của anh Ba Công được đầu tư đúng mức với nền tảng kiến thức khoa học kỹ thuật và tinh thần học hỏi, lắng nghe rất nghiêm túc của chính chủ nhân. Điều này chính là yếu tố quan trọng để đoàn cán bộ kỹ thuật của CPC có cơ hội khảo sát toàn diện và khoa học những dấu hiệu đang có nguy cơ thành dịch của bệnh chết nhanh hồ tiêu, hay còn gọi là bệnh thối gốc - chết dây.

Sở dĩ gọi như vậy là từ khi thấy cây tiêu ủ rũ, dây bị héo, xuống lá rồi chuyển vàng, rụng ào ạt chỉ để lại dây, cành trơ trọi, tất cả các triệu chứng trên diễn ra trong vòng 7 – 10 ngày, sau đó cây chết trong vòng vài tuần lễ.
Quan sát cây bệnh được nhổ lên thì thấy toàn bộ rễ bị thối đen nhất là phần cổ rễ, thân sát mặt đất bị thối rã, vỏ bong ra, có mùi hôi nhẹ.
Một khi xuất hiện bệnh sẽ làm chết hàng loạt nọc tiêu do đó việc phòng trị rất khó khăn, tốn kém và ít mang lại hiệu quả vì khi triệu chứng biểu hiện ra bên ngoài thì có nghĩa là bộ rễ tiêu đã bị nấm tấn công từ 1 – 2 tháng trước.
Hình bên dưới: Bệnh chết nhanh trên tiêu

Bệnh thối gốc - chết dây do một loại nấm sống dưới đất, thích ẩm, có tên Phytophthora parasitica. Nấm bệnh này chủ yếu phát sinh phát triển và lây lan trong mùa mưa, nhất là giai đoạn giữa và cuối mùa mưa.
Thông thường nấm Phytophthora kết hợp với các loại nấm sống trong đất khác như Pythium, Fusarium, Rhizoctonia… cùng tấn công lên tiêu làm cây tiêu chết rất nhanh.
Nấm bệnh có thể xâm nhập hầu hết các bộ phận của cây như lá, rể, thân, nhánh…đặc biệt là các bộ phận nằm trong và sát mặt đất.

Vào mùa mưa, mầm bệnh có trong đất được nước bắn tung tóe lên trên và lây lan.
Thông thường các lá phía dưới thấp bị bệnh trước, sau đó đến các lá phía trên. Lá bệnh vàng rụng xuống và tiếp tục chu kỳ lây lan bệnh nhờ nước.
Kinh nghiệm cho thấy bệnh xuất hiện trên các vườn tiêu từ 3, 4 năm tuổi trở lên và khi thấy trong vườn có 5 – 7 % cây chết thì phần lớn cây trong vườn đều đã bị nấm tấn công gây hại. Chính điều này mà bệnh chết nhanh luôn là vấn nạn lớn cho người trồng tiêu.
Bộ phận Nghiên cứu Phát triển sản phẩm của CPC đã đưa ra một giải pháp phối trộn giữa Cajet M10 và Nustar để phòng trị bệnh chết nhanh, chết chậm cây tiêu dựa trên những ưu điểm của từng loại thuốc
Thuốc Cajet M10 72WP đã được Cục BVTV khảo nghiệm và cấp giấy phép sử dụng tốt trên các đối tượng : Sương mai hại cà chua, dưa hấu, nho; vàng lá chin sớm trên cây lúa và đặc biệt là bệnh chết dây tiêu do nấm Phytophthora parasitica.
Thuốc Nustar 40EC phòng trị được nhiều loại bệnh do nấm như đạo ôn, khô vằn, vàng lá, lem lép hạt trên lúa; mốc xám trên nho; rỉ sắt trên đậu phọng và vàng lá thối rễ cây cam do nấm fusarium.
Tận dụng các ưu điểm của 02 loại thuốc trên : nhằm khống chế và tiêu diệt các loại nấm hại Phytophthora, fusarium,.. gây hiện tượng “tiêu chết hàng loạt” trong thời gian qua, CPC đã đưa ra công thức phối hợp như sau :
Pha 50 g Cajet M10 72WP và 5 ml Nustar 40EC cho bình 16 lít.
Người trồng tiêu cần dùng phương pháp phun ướt dây, lá và tưới vào vùng đất quanh gốc tiêu hoặccó thể bơm bằng bơm cao áp vào đất.
Kết quả sau 01 tuần xử lý, dây tiêu bắt đầu hồi phục : ra đọt và rễ non mà nông dân gọi là le lưởi. Sau khi xử lý lần 3 vào 21 ngày sau, dây tiêu bắt đầu có bông non và phát triển thêm nhiều đọt mới.
Bằng sự phối trộn và phương pháp xử lý đơn giản, giải pháp của CPC đã cứu được vườn tiêu đang nguy kịch. Điều nầy đã làm Anh Ba phấn khích, rủ những nhà vườn trồng tiêu lân cận cùng áp dụng…….

Vấn đề của anh Ba Công đã được những cán bộ kỹ thuật dạn dày kinh nghiệm giải quyết và kết quả đã vượt ngoài sự mong đợi của chủ nhân vườn tiêu.
Lần ghé thăm thứ ba của đoàn công tác CPC đã được đón tiếp khá là trọng thị. Sản phẩm của CPC đã được những người trồng tiêu miền Đông quan tâm, và có thể nói, qua câu chuyện thực tế này, dịch hại nguy hiểm nhất trên cây tiêu đã có giải pháp phòng trừ hữu hiệu: đó là sự phối hợp giữa 2 sản phẩm Cajet M10 72WP và Nustar 40EC.
Đỗ Khuê
Theo CPC
 Xử lý thuốc phòng trị bệnh chết nhanh tên cây tiêu ở trang trại anh Nguyễn Kiến Công tại xã An Bình huyện phú Giáo tỉnh Bình Dương:
- Xữ lý phun gồm 2 loại thuốc: 5 ml Nustar 40EC + 50g Cajet M10 72WP, hòa với 16 lít nước phun ướt đẩm toàn bộ tán lá chung quanh nọc tiêu và phun ướt cả dây tiêu và xung quanh gốc ( khoảng 2- 3 lít dung dịch/ 1 nọc)
- Xữ lý tưới gốc: dùng dung dịch như trên tưới gốc, 3-4 lít / nọc.
- Ngoài ra, phương pháp xử lý phun toàn bộ tán lá bằng thuốc Cajet M10 72WP phối với Nustar 40EC đã được nông dân ở huyện Đơn Dương tỉnh Lâm Đồng  áp dụng để phun trị bệnh bả trầu trên cây cà chua có hiệu quả
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
  Họ và tên
  Email
  Tiêu đề
  Nội dung
  Mã bảo vệ  
Các bài viết mới
  Lịch cúp điện trong tuần - ()
  CPC Tập huấn công tác PCCC năm 2012 - ()
  Lịch cúp điện trong tuần - ()
  CPC cùng hàng việt về nông thôn trở lại Tây Ninh - ()
  CPC tổ chức thành công Đại hội công đoàn cơ sở và Đại hội người ... - ()
  CPC chính thức bàn giao 2 căn nhà tình thương tại quận Ô Môn - ()
  CPC tiếp nhận Container tài trợ thứ 2 theo chương trình AKIZ - ()
  Lịch cúp điện từ ngày 8-9-2012 đến ngày 15-9-2012 - ()
  CPC đồng hành cùng chương trình Hàng Việt Về Nông Thôn - ()
  Lịch cúp điện trong tuần - ()
Các bài viết khác
  Theo bước chân “Hàng Việt về nông thôn” NHỮNG CHUYỆN ĐÁNG NHỚ KHI ... - ()
  Lịch cúp điện trong tuần - ()
  Lịch cúp điện trong tuần - ()
  Tổng thanh toán dưới 200.000 đồng không phải lập hóa đơn - ()
  Lịch cúp điện trong tuần từ 06/08 - ()
  Lịch cúp điện trong tuần từ 30/7/2012 - ()
  Lịch cúp điện trong tuần - ()
  Ý nghĩa của dự án AKIZ và Lò đốt rác thải độc hại - ()
  Lễ ra mắt dự án Lò đốt rác thải và Container xử lý môi trường - ()
  Phân tích cạnh tranh trong ngành thuốc Bảo vệ thực vật - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Lễ ra mắt Logo CPC
Lễ ra mắt Logo CPC
Molucide 6G
Logo CPC phần ý nghĩa
Cajet M10
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss