|
|
Theo bước chân “Hàng Việt về nông thôn” NHỮNG CHUYỆN ĐÁNG NHỚ KHI TIẾP XÚC VỚI BÀ CON NÔNG DÂN - 20/08/2012 |
|
Đi theo bước chân của chương trình “ Hàng Việt về nông thôn” do Trung tâm Nghiên cứu thương mại và hổ trợ doanh nghiệp (BSA) và Báo Sài gòn tiếp thị tổ chức. Trong hơn 02 năm qua, chúng tôi (những người làm nghiên cứu của CPC) đã có nhiều cơ hội được tiếp cận với nhiều tầng lớp nông dân trên khắp mọi miền của đất nước. |
|
Từ những vùng sâu vùng xa như Cái Nước, Năm Căn, U Minh, Đầm Dơi của Tỉnh Cà Mau, … rồi đến Gành Hào, Giá Rai, Phước Long, Hồng Dân của tỉnh Bạc Liêu, các vùng miền khác của Sóc Trăng, Hậu Giang, An Giang, Kiên Giang, Trà Vinh, Vĩnh Long, Bến Tre, Đồng Tháp,… cho đến những vùng Trung du (Bình Dương, Bình Phước,…) cao nguyên bạt ngàn đất đai màu mở (Đắc Nông, Lâm Đồng) và những mảnh đất đặc thù của đồng bằng trung bộ (Bình Thuận, Ninh Thuận, Khánh Hòa).
Đối diện với chúng tôi trong những chuyến đi trên là người nông dân với nhiều tập quán canh tác chuyên biệt theo từng vùng phong thổ và tiểu khí hậu khác nhau: Từ Cây lúa sống chung với con tôm, cây lúa trong những vùng mà trước đây là nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn trầm trọng, cho đến các vùng cây ăn trái bạt ngàn với nhiều chủng lọai rất phong phú và các nương rẩy chuyên canh rau màu có giá trị kinh tế cao,…Quả là Đất nước ta có một tiềm năng sản xuất nông nghiệp rất to lớn, đa dạng và phong phú.
Thế nhưng, khi đi sâu vào từng vùng xa xôi ấy, được tiếp cận với từng nhà nông trên từng vùng tập quán canh tác khác nhau đó. Chúng tôi cảm nhận được một số điều đáng lưu tâm cùng những tâm tư của bà con nông dân:
- Hiện tại, Bà con nông dân thường đơn phương trên từng cánh đồng của họ. Họ chưa có một mối dây liên kết thiết thực với nhau để cùng chia sẽ kinh nghiệm hay trợ giúp nhau những khi có khó khăn bất cập trong việc đồng án: sản xuất được mùa thì sản phẩm dư thừa, thiếu nguồn thu mua, rớt giá. Gặp thiên tai, hạn hán, mưa lũ thì mất trắng năng suất. Dịch sâu bệnh bùng phát thì lúng túng vì không đủ sức khống chế. Sâu bệnh lạ xuất hiện cũng là những chuyện bất trắc đem lại nhiều hoang mang, lo lắng cho người nông dân.
- Một số vấn đề cần phải có kiến thức thì mới đem lại kết quả tốt như : chọn cây giống, vật nuôi cho phù hợp với phong thổ, kỷ thuật bón phân hợp lý để có năng suất cao mà hạn chế được sâu bệnh cho đến vấn đề bảo vệ cây trồng trước những dịch hại có thể xảy ra bất cứ lúc nào, trong đó thì kiến thức để chọn lựa một chủng lọai sản phẩm nông dược tương thích với từng lọai đối tượng dịch hại là một vấn đề mà bà con thường gặp bối rối vì thuốc bảo vệ thực vật hiện nay quá nhiều, gần 3.000 chủng lọai khác nhau, đây là một “mớ bồng bông” mà không phải người nông dân nào cũng rành rẽ được ? Sử dụng thuốc BVTV như thế nào để đạt hiệu quả cao nhất mà sâu không kháng được thuốc, pha chế hay phối hợp các lọai thuốc để giảm bớt công phun xịt có được không ?.... Còn nhiều vấn đề và rất nhiều chuyện mà khi tiếp xúc với bà con nông dân chúng ta mới hiểu hết được như: trồng cây lúa chung với nuôi con tôm thì phải sử dụng thuốc BVTV lọai gì để cứu lúa mà không hại tôm? Diệt con ốc bươu vàng thì có chết mầm lúa hay con cá nuôi chung trong ruộng lúa đây ?
- Ngoài ra, hiện nay lại có một số bệnh lạ xuất hiện: Bệnh chổi rồng trên cây nhãn và cây chôm chôm, nguyên nhân do đâu và cách phòng trừ như thế nào thì có hiệu quả, v.v…
- Gần đây, cây cà phê ở Bảo Lâm – Lâm Đồng bị chết hàng loạt vì bị vàng rụng lá, nguyên nhân và liệu pháp ? Cây tiêu bị chết hàng lọat,…
- Cây Dó Bầu trồng được trên 5 năm, sắp cấy trầm thì bị “xuống lá”.
- Trồng cây ăn trái như : Xoài, Mận, Ổi, Thanh Long, Sơ ri, Mãng cầu, Sapochê,… và rau có trái như Khổ qua, Bầu, Bí, Ớt, Mướp,… thì con ruồi đục trái ăn hết trên phân nửa sản lượng. Sử dụng sản phẩm gì để trái được sạch, an toàn mà không có dòi vv,… Rất nhiều vấn đề người nông dân rất cần mà trong các chuyến đi “lưu diễn” chúng tôi đã có dịp tâm sự với bà con nông dân để giải thích hướng dẫn và cùng với bà con nông dân tháo gở từng mối khó khăn mà bà con đã nêu lên, một số giải pháp như:
- Muốn phòng trừ có hiệu quả con ruồi đục trái thì phải áp dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp và cộng đồng trong đó nên áp dụng xử lý bằng chế phẩm Sofri protein 10DD để có thể dẫn dụ và tiêu diệt được cả ruồi đực và ruồi cái.
- Cây Dó Bầu xuống lá là do một số lòai nấm có trong đất như Phythoptera, Fusarium và cả tuyến trùng, do vậy phải dùng các lọai thuốc trừ nấm và tuyến trùng thuộc lọai đặc trị thì mới có kết quả.
- Cây Cà phê bị xuống lá, cây có múi bị vàng lá, Dây tiêu bi chết hàng lọat, … do thối rễ thì nên xử lý đất xung quanh vùng rễ bằng các chế phẩm đặc trị nấm và phải cải thiện độ tơi xốp của đất nữa.
- Muốn diệt rầy nâu để bảo vệ cây lúa đang sống chung với con tôm thì nên thiết kế ruộng có mương tháo nước để rút nước ruộng xuống cho tôm có chổ tránh thuốc khi phun xịt thuốc.
- Để an tòan cho cây trồng và động vật thủy sinh trong việc trừ ốc bươu vàng hoặc các lọai ốc khác, thì nên chọn các lọai thuốc có họat chất ít độc như metaldehydre,….
Từ những thực tế đó, chúng tôi thấy rằng :
-Chúng ta cần tổ chức cho được các câu lạc bộ người nông dân để có môi trường trao đổi kinh nghiệm với nhau là việc làm rất cần thiết. Trong câu lạc bộ cần có những kỷ thuật viên để làm trọng tài và hướng dẫn bà con các vấn đề kỷ thuật đang bị vướn mắc và các vấn đề mới phát sinh.
- Các doanh nghiệp sản xuất các loại vật tư nông nghiệp như: Phân bón, thuốc BVTV,… cần có nhiều cuộc gặp gở tiếp xúc với bà con nông dân thông qua hình thức tọa đàm chuyên đề tận các vùng sâu vùng xa và các vùng trọng điểm chuyên canh để bà con nông dân được có cơ hội hỏi và được giải đáp những yêu cầu cần tìm hiểu thêm trong sản xuất.
- Cần tổ chức các cuộc hội nghị báo cáo chuyên đề, qua đó nông dân được nghe những báo cáo điển hình sản xuất giỏi và thắng lợi là việc làm rất bổ ích sẽ mang lại cho người nông dân có thêm kiến thức và kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp bền vững.
Vì một nền nông nghiệp phát triển bền vững, vì cuộc sống của bạn nhà nông. Chúng ta cần hổ trợ một cách mạnh dạn và quyết tâm hơn nữa.
|
KS.Võ Hùng chí |
Theo CPC |
|
|
|
|
|
|
NHẬN XÉT BÀI VIẾT |
|
|
|
|