Trả lời:
Cách phá hại:
Rầy nâu chích hút nhựa ở bẹ lá làm lá bị úa vàng có thể gây cháy rầy. Thường gây hại ở giữa ruộng rồi lan rộng ra. Trong lúc hút nhựa cây, rầy nâu tiết ra chất kết rắn đưa vào trong mô cây tạo thành ống hút thức ăn, những ống nầy làm tắt nghẽn đường dẫn nhựa của cây làm cây lúa bị khô nhanh. Ruộng có thể giảm năng suất 20-30% hoặc thất thu hoàn toàn.
- Rầy nâu là môi giới lây truyền bệnh virus : Lúa lùn xoắn lá, bệnh lúa cỏ.
- Trong 1 ruộng lúa thường có 3 lứa rầy phát sinh tương ứng với thời kỳ lúa đẻ nhánh, có đòng và trổ chín. Thiệt hại nặng nhất ở lứa 3 lúc lúa trổ đến chín vì mật số rầy cao và cây lúa không có khả năng hồi phục.
- Rầy nâu phát sinh nhiều do : Thời tiết nóng, ẩm, canh tác liên tục nhiều vụ/năm, gieo cấy dày và bón nhiều phân đạm hóa học. Tùy thuộc vào giống kháng, rầy nâu ít hay nhiều.
- Rầy nâu có nhiều thiên địch ký sinh, bắt mồi và gây bệnh (Ong ký sinh, bọ xít, bọ rùa bắt mồi..Nhện bắt mồi, nấm gây bệnh).
Biện pháp Phòng trừ:
- Sử dụng giống kháng.
- Gieo cấy mật độ vừa phải, không bón nhiều phân đạm, bón cân đối NPK, không bón phân muộn.
- Dùng thuốc: -hạn chế việc dùng thuốc trừ sâu cho ruộng trong khoãng 30-40 ngày sau gieo cấy để bảo vệ thiên địch.
- Chú ý phát hiện lứa rầy thứ 2 (40-50 ngày SKS), nếu mật độ 10-15 con/bụi thì phun thuốc ngay. Khi lúa đã trổ mà để mật độ rầy lứa 3 quá cao thì phun thuốc hiệu quả rất kém.
Phun : HOPKILL 50ND, CA-HERO 585EC , CAPCIN 25 WP...
|