Trả lời:
• Gây hại trong suốt thời kỳ sinh trưởng của lúa ( kể cả giai đoạn mạ).
• Thích hợp trong điều kiện ấm, nóng và ẩm độ cao nên ở miền Nam và miền Trung sâu có thể gây hại trong tất cả các vụ lúa.
• Tại các tỉnh phía Bắc, những năm mùa đông rét đậm kéo dài, vụ mùa khô hạn thường phát sịnh nặng.
• Một năm có 6 -7 lứa, quan trọng nhất là lứa 2 (tháng 5) và lứa 5 (tháng 9) gây bông bạc.
• Lúa xuân muộn và mùa chính vụ bị hại nặng hơn cả.
• Phòng trừ :
- Dùng giống chống chịu.
- Cày lật gốc rạ phơI ải hoặc làm dầm (ngâm nước) sau thu hoạch diệt nhộng.
- Ngắt dảnh héo, ngắt ổ trứng, bẫy đèn đồng loạt bắt bướm.
- Mật độ ổ trứng từ 0,5-0,7ổ trứng/m2 (lúa đẻ nhánh) hoặc 0,2- 0,3 ổ trứng/m2 (lúa sắp trỗ) cần phòng trừ bằng thuốc hóa học.
Phun các loại thuốc:
Catodan 90, 95WP, Cagent 800WP sau khi bướm độ 5-7 ngày.
Dùng thuốc Cazinon 10GR trộn với đất bột, rắc khi có dảnh héo hoặc lúa sắp trỗ. Khi rắc thuốc chú ý ruộng phải có nước.
|