Get the Flash Player to see this player.
Bác sĩ cây trông » Sổ Tay Nông Gia
Quy Trình Quản Lý Tổng Hợp Bệnh Thối Rễ Cây Vú Sữa Tại Các Tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long - 08/12/2012
 Bệnh thối rễ là một trong những đối tượng dịch hại nguy hiểm và gây thiệt hại nghiêm trọng về kinh tế cho cây vú sữa ở vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đặc biệt ở vùng trồng tập trung cây vú sữa cuả tỉnh Tiền Giang và Cần Thơ. Bệnh thường xuất hiện và gây hại nặng trên những vườn vú sữa già cỗi và kể cả đối với những cây trong giai đoạn kiến thiết cơ bản làm sụt giảm đáng kể năng suất và thậm chí gây chết cây.
 Triệu chứng:
 
Trên lá: Triệu chứng khá phổ biến và điển hình cuả bệnh thối rễ trên cây vú sữa là cây còi cọc, kích thước lá bị thu nhỏ lại hay còn gọi “lá me”, tán lá thưa, có màu xanh xám, đôi khi lá trên một số hay phần lớn các cành bị rụng dẫn đến hiện tượng cây bị trơ cành. Nếu cây mang nhiều trái thì chỉ thu hoạch được những lứa trái đầu tiên, trong khi đó phần lớn lượng trái còn lại đều bị héo xanh không thể thu hoạch được.
 
Thân: Trên những cây bị nhiễm bệnh thì da thân cây vú sữa tròn lẳng không còn gồ ghề như thân cây me.
 
Rễ: Hệ thống rễ tơ (rễ mền) hay kể cả rễ thứ cấp đều bị bị thối nhũn, sau đó khô và hoá nâu. Ngoài ra, bệnh còn tấn công ở vị trí cổ rễ hay một số vị trí cục bộ trên rễ chính (nằm gần mặt đất) từ đó làm cho toàn bộ hệ thống rễ bị thối khô và hoá nâu, nếu phát hiện muộn thì sẽ rất khó phòng trị.
 
Tác nhân: do nhiều tác nhân như: nấm Fusarium solani, Fusarium oxysporium và Pythium helicoides gây ra.
 
Điều kiện phát sinh, phát triển:
 
Bệnh thối rễ vú sữa có xu hướng gia tăng mạnh từ tháng 2 đến tháng 6dl, sau đó tiếp tục tăng nhẹ cho đến tháng 12 dương lịch. Điều này cho thấy bệnh thối rễ cây vú sữa xuất hiện vào các tháng mùa khô trong năm và kéo dài sang mùa mưa. Trong khoảng này trùng với thời điểm thu hoạch giữa vụ trở đi và nông hộ tiếp tục giai đoạn xử lý ra hoa cho vụ sau làm cho bệnh trở nên trầm trọng hơn.
 
Ẩm độ đất thích hợp cho bệnh phát triển >50%.
 
Đối với nấm F. solani, F. oxysporium, nhiệt độ môi trường thích hợp cho sự phát triển biến thiên từ 20-35 độ C, nhiệt độ tối hảo là 30 độ C. Trong khi đó nấm P. helicoides có thể phát triển trong khoảng nhiệt độ tương đối rộng 20-40 độ C và ở 30-40 độ C là điều kiện nhiệt độ lý tưởng nhất cho sự phát triển tối ưu cuả chúng.
 
pH đất thuận lợi cho sự phát triển cuả tác nhân gây bệnh thối rễ cây vú sữa ở mức > pH 4-6.
 
Những vườn vú sữa bón càng ít phân hữu cơ hoặc không bón và sử dụng biện pháp bơm lùa để xử lý ra hoa thì có tỷ lệ bệnh càng cao.
 
Bệnh thối rễ cây vú sữa do nhiều tác nhân khác nhau, những tác nhân này đều có nguồn gốc phát sinh từ đất do đó đòi hỏi phải áp dụng nhiều biện pháp quản lý tổng hợp thì hiệu quả phòng trị bệnh mới đạt hiệu quả.
 
1. Thiết kế vườn:
 
Đào mương, lên líp:
 
Đối với những vườn trồng mới trên chân đất ruộng thì cần phải đắp mô có đường kính từ 0,8-1,0m, cao 0,4-0,6m tùy vào địa hình của từng nơi. Đất được sử dụng để đấp mô được khuyến cáo là lớp đất mặt được phơi khô.
 
Mương đào sâu khoảng 1,0-1,5m, bề mặt líp rộng 7-10m.
 
Đê bao và cây chắn gió:
 
Cây vú sữa chịu ngập úng kém nhưng cần đủ ẩm độ để phát triển, nên phải có bờ bao và cống thoát nước để quản lý nước trong ao và ẩm độ trong vườn. Nên giữ mực nước trong ao cao hơn mặt líp khoảng 50-80cm.
 
2. Biện pháp canh tác:
 
Bón phân cho cây trưởng thành, cho trái ổn định:
 
Cây vú sữa khi bước sang giai đoạn cho trái ổn định cho nên việc bón phân hợp lý vào các giai đoạn phát triển của cây, liều lượng bón thay đổi tăng dần theo độ tuổi cây.
 
* Lần 1: Sau khi thu hoạch: bón 5-10kg vôi/cây, sau 10-15 ngày sau bón tiếp hỗn hợp 20-40kg phân hữu cơ hoai mục + 3-4kg NPK (20-20-15)/cây.
 
* Lần 2: Bón thúc trái khi trái có đường kính 1cm với lượng 1-2kg Urea + 1-2kg DAP/cây.
 
* Lần 3: Bón thúc trái khi trái có đường kính 3cm với hổn hợp 2-3kg NPK (20-20-15) + 1-2kg KCl/ cây.
 
* Lần 4: Bón trước thu hoạch 60 ngày với lượng 1-2kg phân NPK + 1-2kg KCl/cây.
 
Phương pháp bón: xới nhẹ xung quanh 2/3 tán cây trở ra hoặc xẻ rảnh sâu 5-10cm theo mép rìa tán, bón phân và lắp đất lại và duy trì tưới nước thường liên tục trong 4-5 liên tiếp trong điều kiện mùa nắng.
 
Ủ gốc giữ ẩm: Rễ vú sữa ăn cạn, nhiệt độ của đất cao vào mùa nắng sẽ ảnh hưởng đến bộ rễ, do đó cần phải tủ gốc giữ ẩm bằng lá vú sữa khô, rơm rạ, cỏ khô…để giữ ẩm cho đất, nên tủ cách gốc 40-50cm.
 
Vét bùn bồi líp:
 
Đối với những vườn hình thành từ chân đất thấp (ruộng lúa) thì hàng năm tiến hành vét mương bồi bùn lên líp vào đầu mùa nắng. Vét bùn đáy mương phủ thành từng lớp tập trung ở hai bên rìa mặt líp, phơi khô rồi sau đó bồi vào mô trồng hoặc rải thành lớp mỏng khoảng 5mm theo chu vi tán cây.
 
Lưu ý: không được bồi bùn quá dày sẽ làm bộ rễ dễ bị ‘‘ngộp’’ (oi nước) và dễ bị nhiễm bệnh thối rễ.
 
Tưới nước:
 
- Trong mùa khô, nên tưới nước thường xuyên 2-3 ngày/ lần để cung cấp đủ nước cho cây phát triển và giúp hoa phát triển tốt, tăng đậu quả. Tránh tưới quá dư thừa nước làm ẩm độ đất đất cao tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh trong đất phát triển và tấn công.
 
- Ở thời điểm bắt đầu thu hoạch quả thì nên duy trì chế độ tưới định kỳ và tưới vừa phải nhằm cung cấp đầy đủ nước cho cây trong giai đoạn mang nhiều trái.
 
Xử lý ra hoa:
 
Xử lý ra hoa cho vú sữa khi cây đã trưởng thành, cho trái ổn định từ năm thứ 7 trở đi bằng phương pháp điều tiết nước và bón phân cân đối, hợp lý theo quy trình canh tác đã được khuyến cáo.
 
Lưu ý: Không được bơm lùa và giữ nước trên mặt liếp quá lâu làm hư bộ rễ.
 
3. Biện pháp cơ học:
 
Tỉa cành, trẻ hoá những vườn cây vú sữa già cỗi, nhiễm bệnh thối rễ giúp cây hồi phục sinh trưởng nhanh và chất lượng trái được cải thiện.
 
- Cuối vụ thu hoạch quả, có thể tiến hành tỉa cành tạo tán cây vú sữa bằng cách cắt bỏ cành vượt trong tán, cành sâu bệnh, cành phụ ốm yếu,….để giúp cây thông thoáng và thúc đẩy chồi mới hình thành mạnh. Nên tỉa cành để cây vú sữa phân bố cành đều theo các hướng và khống chế chiều cao không quá 4-4,5m.
 
- Đối với những vườn vú sữa già cỗi, cây bị nhiễm bệnh thối rễ thì tùy thuộc vào tuổi cây, mức độ nhiễm bệnh thì có thể tỉa 45-60% tán cây hoặc thấp hơn tỷ lệ này nhằm giúp cây cân bằng giữa tán cây và bộ rễ bị thối trong đất cũng như gia tăng chất lượng trái.
 
Lưu ý: Đối với những vết cắt trên thân, cành có đường kính lớn do trẻ hoá cây thì cần phải sử dụng sơn công nghiệp hoặc thuốc trừ nấm gốc đồng (pha với nước theo tỷ lệ 1:1) quét lên mặt vết cắt để ngăn ngừa bệnh xâm nhiễm qua vết thương.
 
4. Biện pháp hoá học:
 
Kiễm tra thường xuyên vườn để có thể phát hiện sớm nhất bệnh thối rễ trên cây vú sữa nhằm có biện pháp quản lý kịp thời và thích hợp.
 
* Trường hợp cây thối hệ thống rễ thứ cấp (rễ tơ, rễ mềm):
 
- Khi phát hiện hệ thống rễ bị thối tiến hành xử lý thuốc bằng cách xới nhẹ đất xung quanh tán cây, sau đó tưới các loại thuốc như Ridomyl 72WP, Norhield, Funomyl, Aliette theo liều lượng khuyến cáo, số lần tưới thuốc 3-5 lần/năm tùy vào tình hình diễn biến bệnh trên vườn. Nên tiến hành xử lý thuốc khi cây đang thu hoạch còn 10-20% số trái trên cây. Tưới đều dung dịch thuốc xung quanh tán cây, sau đó tưới nước liên tục 2-3 ngày để giúp thuốc hoà tan và thấm đều vào trong đất.
 
* Trường hợp cây thối rễ chính, cổ rễ:
 
- Trong trường hợp cây bị thối ngay vị trí cổ rễ, rễ chính nằm gần mặt đất thì phải cào đất ra cho lộ rỏ toàn bộ bộ phận rễ bệnh, cạo sạch vết bệnh và sử dụng cùng các loại thuốc nêu trên bằng cách pha đậm đặc theo tỷ lệ 1:1 (thuốc : nước) và quét lên vị trí vết bệnh kết hợp với tưới thuốc chung quanh vị trí này. Lặp lại nhiều lần (3-4 lần), mỗi lần cách nhau 7-10 ngày cho đến khi kiễm tra thấy vết bệnh hết thối. Sau xử lý thuốc, nên sử dụng vật liệu che đậy gốc: cỏ khô, mụn dừa,…nhằm giúp rễ tơ mới mọc ra nhanh và tránh bị ánh sáng mặt trời tác động trực tiếp.
 
- Có thể tưới hỗ trợ các chế phẩm kích thích sinh trưởng bộ rễ nhằm gia tăng sự phát triển rễ mới như: Root 2, …ngay sau khi tưới thuốc hoá học khoảng 7 ngày. Tưới định kỳ 1-2 lần/tháng cho đến khi kiễm tra thấy cây ra rễ mới.
 
- Nên phun ngừa lên tán cây thuốc trừ bệnh nứt cành do nấm Botryospaeria rhodia bằng thuốc Thiophanate-Methyl (Topsin M,…), Fenbuconazole (Indar,….), Myclobutanil (Centerbig, Usagold,…) ở giai đoạn cây ra đọt, cành non, cần phun mỗi đợt cành từ 2-3 lần phun thuốc.
 
- Kết hợp rải Basudin 10H, Regent 0,3G (100 -150g/gốc), hoặc Sincosin kết hợp với Agrispon cho cây theo liều lượng khuyến cáo trên bao bì để diệt tuyến trùng trong đất, xử lý 1-2lần/năm hoặc nhiều hơn nếu đất bị nhiễm tuyến trùng nặng. Trước khi xử lý nên xới nhẹ mặt liếp, xung quanh gốc cây và rải thuốc đều theo chu vi tán cây. Sau đó, tưới xả nước nhiều lần để thuốc có thể thấm đều vào đất và tiếp xúc với rễ cây.
 
5. Biện pháp sinh học:
 
Bón nhiều phân hữu cơ đặc biệt là phân chuồng ủ hoai (20-40kg/gốc) kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma để tiêu diệt mầm bệnh gây hại có trong đất, chú ý là không nên cung cấp chế phẩm vi sinh Trichoderma cho cây trong khi tưới thuốc trừ nấm ít nhất là 15 ngày.
 
Ngoài ra, cũng nên kết hợp sử dụng xạ khuẩn Streptomyces và vi khuẩn kích thích vùng rễ Pseudomonas cũng có vai trò diệt mầm bệnh và hỗ trợ cây phát triển tốt.
 
Có thể trồng cây vạn thọ xung quanh gốc cây để giảm mật số của tuyến trùng trong đất.
 
6. Tóm tắt quy trình theo giai đoạn sinh trưởng của cây
 
6.1. Giai đoạn sau thu hoạch:
 
- Tiến hành vệ sinh vườn: thu gom lá khô trên mặt líp, trái bị nhiễm sâu bệnh, cắt tỉa cành sâu bệnh, cành vượt bên trong tán, cành ốm yếu.
 
- Có thể tỉa cành tạo tán hay trẻ hoá cho cây tùy thuộc điều kiện sinh trưởng cuả vườn cây.
 
- Bón vôi cho toàn bộ vườn với liều lượng khoảng 5-10kg/ cây trưởng thành.
 
- Xử lý thuốc trừ nấm gây bệnh thối rễ: Ridomil, Norshield, Funomyl,…kết hợp với thuốc trừ tuyến trùng: Basudin, Vibasu, Nokaph,… Tiến hành xử lý thuốc khi cây còn 10-20% số trái trên cây. Trước khi tưới thuốc nên xới nhẹ đất xung quanh tán cây nhằm giúp thuốc dễ thấm sâu vào đất hơn và tiếp xúc với hệ thống rễ. Tưới thuốc lặp lại 2 - 3lần, mỗi lần cách nhau 7 - 10 ngày. Ngoài ra, có thể tưới bổ sung thuốc kích thích ra rễ ở thời điểm 14 ngày sau khi xử lý thuốc trừ bệnh thối rễ lần 2 và lặp lại 2-3 lần.
 
- Rải phân hữu cơ đã được ủ hoai kết hợp với nấm đối kháng Trichoderma, Streptomyces và Pseudomonas với liều lượng 10-20kg/cây trưởng thành. 
 
6.2. Giai đoạn chuẩn bị xử lý ra hoa:
 
- Bón phân cân đối, hợp lý giữa các thành phần đa, trung và vi lượng; chăm sóc cây theo đúng quy trình canh tác cây vú sữa.
 
- Phun ngừa bệnh nứt cành (B. rhodia) cho toàn bộ tán cây bằng các loại thuốc hóa học: Thiophanate-Methyl (Topsin M,…), Fenbuconazole (Indar,….), Myclobutanil (Centerbig, Usagold,…) ở giai đoạn cây ra đọt, cành non, cành chuẩn bị chuyển sang bánh tẻ. Đề nghị số lần phun thuốc phòng trị bệnh nứt cành từ 1-2 lần phun.
 
- Tiếp tục xử lý thuốc trừ bệnh thối rễ lần 4 với các loại thuốc nêu trên.
 
6.3. Giai đoạn cây mang trái
 
- Tỉa bỏ bớt trái bị nhiễm sâu bệnh, tì vết, cành nhỏ mang quá nhiều trái.
 
- Tiếp tục cung cấp thêm phân vô cơ theo quy trình canh tác và bón tăng cường phân hữu cơ hữu cơ ủ hoai/thương mại khoảng 2-5kg/gốc.
 
- Có thể xử lý bổ sung thuốc trừ bệnh thối rễ lần 5 trong trường hợp kiễm tra vườn phát hiện tỷ lệ rễ thối đạt khoảng 30% trở lên.
 
Viện Cây Ăn Quả Miền Nam (theo báo cáo tham luận tại Hội thảo sản xuất cây ăn trái thảo GAP)
Theo khuyennongvn.gov.vn
 
NHẬN XÉT BÀI VIẾT
  Họ và tên
  Email
  Tiêu đề
  Nội dung
  Mã bảo vệ  
Các bài viết mới
  Tọa đàm Tư vấn kỹ thuật phòng trị Bệnh hại trên Cam quít - ()
  Tọa đàm Tư vấn kỹ thuật phòng trị Sâu hại trên Cam quít - ()
  Bảng tóm lược các loại thuốc phòng trừ dịch hại cây Xoài - ()
  Biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại cây SAPÔ - ()
  Bệnh “ chai” bông huệ trắng - ()
  Dòi Đục Quả Mận - ()
  Bệnh Cây Mè - ()
Các bài viết khác
  Cách pha trộn thuốc bảo vệ thực vật - ()
  Cách phòng trừ Rầy Phấn và Rệp sáp nắp vỏ Trai cây khoai mì - ()
  Cách phòng trừ Ruồi đục thân và Xén tóc đục thân cây mì - ()
  Bệnh đốm lá nhỏ trên cây Bắp - ()
  Bệnh đốm lá lớn trên cây Bắp - ()
  Biện pháp phòng trừ bệnh rỉ trên Bắp - ()
  Cách phòng ngừa bệnh đốm vằn trên Bắp - ()
  Cách phòng trị bệnh thối nhũn thân bắp - ()
  Phòng trừ bệnh phấn trắng trên cây Mè - ()
  Cách phá hại và biện pháp phòng trừ sâu xanh trên đậu phụng - ()
  
 
1
2
3
4
5
 
VIDEO CLIP  
Molucide 6G
Molucide 6G
Cajet M10
Logo CPC phần ý nghĩa
Lễ ra mắt Logo CPC
Mẫu Mã SP
Tính chất hoá lý của Thuốc trừ bệnh ...
 Thuốc trừ nắm bệnh và vi khuẩn do CPC sản xuất rất đa dạng gồm dạng lỏng và dạng bột. Trong dạng lỏng có dạng nhủ dầu (EC, ND) và dạng dung dịch (SC, SL, DD)
Phóng sự ảnh
Ý tưởng nông nghiệp mới
Dự án nhà máy chế biến hạt điều
Giống vi sinh vật kích thích tạo trầm hương
Trang thông tin về lĩnh vực máy công nghiệp - ...
Xuất khẩu trà thảo dược Việt Nam sang Âu Châu, ...
Giải pháp cho thực trạng khan hiếm đất nông nghiệp
Vườn di động
Nuôi và chế biến một loại thực phẩm độc đáo
Dịch vụ cung ứng nguyên liệu làm phân hữu cơ ...
Mô hình trang trại khép kín, sau 6 tháng bắt ...
Mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp theo hướng ...
Trang chủ  |  Giới thiệu  |  Tin tức nội bộ   |  Đặt website làm trang chủ  |   Liên hệ quảng cáo  |  Liên hệ  |  Lên đầu trang
swiss replica watches Omega is an older and more established brand. In fact, when Oris first opened its doors for business, Omega was already an established company and have been on the up-and-up ever since. replica watches swiss